Nếu một nhà làm chính sách mới đây đã ví von "điều hành tiền tệ hiện nay khó như đi trên dây", thì từ nhiều tháng này, các nhà điều hành ngân hàng cũng rối như tơ vò. Hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay đang hoạt động trong một môi trường vô cùng "độc hại": Một đường cong lãi suất thẳng tuyệt đối diễn ra nhiều tháng nay, huy động vốn cả VND và USD luôn trong tình trạng "lượn và lách" luật, sự minh bạch trong báo cáo giảm đi rõ rệt. Thanh khoản NHTM có nhiều bất ôn khi huy động kỳ hạn siêu ngắn để tài trợ vốn cho dự án trung và dài hạn... Hệ thống NHTM Việt Nam đối mặt với nhiều rủi ro trong thời gian tới
Nhưng trên tất cả, NHTM Việt Nam đang tiềm ẩn một rủi ro vô cùng lớn đáng báo động, và rất tiếc lại không có một con số cụ thể để có thể có một cái nhìn rõ ràng, đó là tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống.
Theo số liệu tính đến 10/6 của NHNN, nợ xấu của hệ thống NHTM đã tăng từ 2,17% lên 2,72% 1 năm trở lại đây. Tuy nhiên, con số của các tổ chức quốc tế là lớn hơn rất nhiều như theo Fitch Ratings tỷ lệ nợ xấu của NHTM Việt Nam lên tới 13%. Dù 2 con số này đều không phải là con số chính thức để có thể hoàn toàn tin tưởng, nhưng một sự cách biệt tới cả chục % như vậy cũng là đáng phải suy nghĩ, vậy điều gì làm nên sự khác biệt lớn tới như vậy.
Điều căn bản nhất dẫn tới số liệu khác nhau giữa 2 con số này là tại Việt Nam nhiều khoản nợ quá hạn từ lâu và gần như không còn khả năng trả vẫn chưa được ghi nhận là nợ xấu. Trong khi đó các tổ chức quốc tế không chỉ tính thời điểm hiện tại mà còn định lượng cả những rủi ro tương lai của các khoản nợ đó.
Vấn đề nợ xấu của hệ thống NHTM đã được nêu ngay từ báo cáo vĩ mô 3 tháng đầu năm, xem tại đây
Hệ thống NHTM của Việt Nam hiện nay ẩn chứa nhiều rủi ro.
Những nguyên nhân chính khiến nợ xấu hệ thống NHTM Việt Nam tăng những năm qua:
1 Tín dụng tăng trưởng cao trong nhiều năm, dòng vốn chảy mạnh vào các Doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả nhất là các doanh nghiệp nhà nước có hoạt động đầu tư tràn lan.
- 2009 là 38%, 2010 là 28%, GDP chỉ khoảng 6,5%. hệ số ICOR cao thể hiện hiệu suất vốn thấp.
2 Lạm phát cao khiến đầu ra bị thu hẹp. Lạm phát cao đồng thời lãi suất cho vay cao khiến chi phí vốn tăng lên. Doanh nghiệp làm ăn khó khăn, lợi nhuận giảm.
- Lãi suất cho vay lên tới 25%, lạm phát 17%. Ai có thể có lời khi đi vay đây.
3 Lãi suất cho vay cao, khiến Doanh nghiệp chấp nhận mức lãi suất này phải tập trung vốn cho các dự án có độ rủi ro cao hơn, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, tạo rủi ro kép.
- Những ngành có độ rủi ro cao lại thường là phi sản xuất, cầu lại giảm do cho vay phi sản xuất đang bị thắt.
4 Tỷ lệ tín dụng bất động sản chiếm tỷ trọng lớn, trong NHNN đột ngột thu hẹp dư nợ tín dụng bất động sản, khiến thanh khoản bất động sản sụt giảm.
- Theo một chuyên gia kinh tế thì tín dụng bất động sản năm 2011 sẽ giảm đi khoảng 5 tỷ USD.
5 Doanh nghiệp không thể vay vốn từ NHTM do thắt chặt tiền tệ. Để đảm bảo an toàn, duy trì nguồn vốn hoạt động, Doanh nghiệp có xu hướng giữ lại vốn vay trước đó thay vì trả lại NHTM.
- Không chỉ tổ chức, cá nhân cũng có xu hướng đó, họ vẫn có thể gửi lại ngân hàng với lãi suất 18% (tức với nhưng khoản vay từ trước đó với lãi suất 14% thì không trả gốc cho NHTM còn lợi hơn)
6 Sau khi NHTM ồ ạt tăng vốn vào năm 2010 theo quy định, áp lực duy trì tỷ lệ tăng trưởng khiến các NHTM nới lỏng các tiểu chuẩn cho vay. Điều này còn do áp lực cạnh tranh giữa các NHTM là rất lớn.
- Quy định về vốn điều lệ tối thiểu của NHTM là 3000 tỷ khiến NHTM năm 2010 quay cuồng trong cuộc đua tăng vốn, theo đó áp lực duy trì mức tăng trưởng và lợi nhuận là rất lớn.
TTCK Việt Nam giữa tháng 5/2011 đã chứng kiến một đợt lao dốc mạnh cả chục phiên, xuất phát từ khối u giải chấp sau đúng 1 năm ươm mầm giao dịch đòn bẩy thiếu kiểm soát. Để nợ xấu hệ thống ngân hàng không trở thành một một khối u tương tự, NHNN ngay từ lúc này cần liên tục kiểm tra, có các biện pháp phòng ngừa để rủi ro này không bùng vỡ trong tương lai.
Cần tới 2 năm để các khoản nợ biến thành nợ xấu,
NHNN sẽ thực hiện nhiều biện pháp để nợ xấu không thành khối u ác tính?
NHNN sẽ thực hiện nhiều biện pháp để nợ xấu không thành khối u ác tính?
Lời bình: bởi con số nợ xấu của NHNN được tính một cách rất đặc thù "có định hướng" (chẳng theo một tiêu chuẩn quốc tế cũng như Việt Nam), nên việc công bố là khó và nếu công bố, ắt hẳn sẽ tạo nên một cơn địa chấn trong giới đầu tư.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét