6 Sự kiện kinh tế Việt Nam
1 CTCK Kim Long chấn động thị trường với phương án chuyển đổi
Trước đó thì SSI thông báo chuyển phần tự doanh về cho công ty quản lý quỹ. Nhưng thị trường đã thực sự sốc khi KLS tuyên bố chuyển đổi từ bỏ ngành nghề chứng khoán chuyển sang mô hình công ty đầu tư. Sự việc càng trở nên um xùm hơn khi việc chuyển đổi không thành. Sự kiện KLS đánh dấu bước chuyển mới với toàn bộ các công ty chứng khoán trong việc tìm đường tồn tại và phát triển bền vững. Quản trị rủi ro và các nghiệp vụ khác ngoài môi giới được chú trọng hơn.
2 Lãi suất cao trong thời gian dài khiến Doanh nghiệp khó khăn
Cuộc đua lãi suất huy động của các NHTM từ cuối năm 2011 cho tới nay chưa chấm dứt, cùng với việc các NHTM hạn chế các khoản vay do chính sách thắt chặt tiền tệ đã làm lãi suất đầu ra cho các Doanh nghiệp ở mức cao, lên tới 25%. Các DN không thể vay được vốn hoặc với mức lãi suất rất cao. Nhiều dự án đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản phải đình trệ và chi phí vốn tăng lên ảnh hưởng tới đầu ra của sản phẩm. Rủi ro hoạt động của Doanh nghiệp và bản thân các NHTM cũng tăng lên.
3 Chính sách bàn tay sắt của Chính phủ nhằm kiểm soát lạm phát
Tỷ giá được điều chỉnh mạnh gần 10% và sau đó là liên tiếp các biện pháp hành chính nhằm hạn chế tình trạng đầu cơ. Chính phủ đã thực sự thay đổi cách tiếp cận khi đặt ưu tiên ổn định vĩ mô trước phát triển kinh tế. Gói giải pháp của Chính phủ từ chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa (chi tiết tại đây), mở đầu là Nghị quyết 11, đã thực sự là một bước tiến đột phá trong điều hành kinh tế.
4 Thị trường vàng, ngoại tệ và bất động sản lặng sóng đầu cơ
Việc chính phủ dùng biện pháp hành chính để hạn chế giao dịch vàng và ngoại tệ trên thị trường tự do đã thực sự giúp giá vàng và tỷ giá dollar trong nước ổn định hơn trước sự biến động phức tạp của giá cả thế giới, quyết liệt thắt chặt tín dụng phi sản xuất làm dòng tiền đầu cơ vào bất động sản giảm mạnh. Điều đó giúp ổn dịnh giá trị VND. Chính phủ tiếp tục tìm cách huy động được nguồn vốn đánh giá là khổng lồ dưới dạng tích trữ vàng và đô trong dân chúng đưa vào sử dụng trong nền kinh tế.
5 Nỗi lo "tăng giá" tràn ngập thị trường
Có thể nói, từ "tăng giá" ngấm đến từng bữa cơm của mọi gia đình. Sự biến động phức tạp của giá cả hàng hóa thế giới và việc tăng giá hàng loạt các yếu tố đầu vào, tỷ giá, than, điện, xăng, đã làm lạm phát trong nước phi mã. Đời sống người dân lao dao, doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, ngân sách thất thu. Chính phủ vừa phải điều chỉnh chỉ tiêu lạm phát cho năm 2011 là 15% thay vì 7.5% như hồi đầu năm. Chính sách kinh tế từ nay cho tới 2012 vẫn là ổn định vĩ mô. Một nhà làm chính sách mới đây đã ví von rằng điều hành tiền tệ hiện nay khó như đi trên dây do thắt chặt tiền tệ trong bối cảnh lãi suất ở mức cao.
6 Quá trình cổ phần hóa DNNN bị ảnh hưởng trong bối cảnh TTCK ảm đạm kéo dài
Trong bối cảnh vĩ mô xấu thì việc các công ty liên tục lên sàn, phát hành thêm cổ phiếu đã khiến cung cầu cổ phiếu mất cân bằng. Hàng loạt các DNNN bị chậm tiến độ cổ phần hóa hoặc IPO không thành công như Mobifone, Vietnam airline, Vnsteel ... Việc thoái vốn nhà nước tài các DNNN cũng bị ảnh hưởng khiến hiệu quả hoạt động của các DNNN luôn kém hơn khối tư nhân.
Đón đọc 6 Sự kiện kinh tế quốc tế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét