Phân tích kỹ thuật và nhận định cho tuần từ 25/07/2011

Sự ảm đạm của TTCK như được tiếp sức thêm bởi vô số những tin xấu và nhất là sự sôi động trên thị trường vàng, có lẽ các nhà hoạt động trên TTCK tuần qua chủ yếu tập trung theo dõi thị trường vàng. Liên tục những phiên giao dịch ảm đạm, thanh khoản cả 2 sàn cả thỏa thuận chỉ khoảng 500 tỷ đồng, thanh khoản sàn HO thứ 3 là thấp nhất kể từ đầu năm với chưa đầy 13 triệu cổ phiếu được giao dịch. Như một cơn mưa bất ngờ tới xóa đi cái nắng thiêu đốt những ngày hè, phiên giao dịch 20/7-thứ 4, kỷ niệm tròn 11 năm TTCK Việt Nam ra đời đã có một sự hồi phục đến ngỡ ngàng, nhất là vào phiên 3 khi lênh mua ATC với khối lượng lớn đồng loạt đổ bộ xuống các bluechips trên sàn HOSE. Và vẫn như thường lệ ít nhất 3 lần trước đó, thị trường lại nhanh chóng quay trở lại xu thế giao dịch "rùa" và giảm điểm.

Mặc dù vậy, thị trường cũng đón nhận những điểm sáng như VCB đồng ý bán 15% cổ phần cho ngân hàng lớn thứ 3 của Nhật là M với giá trị khoảng 760 triệu USD. Và giá trị nhập siêu tháng 7 giảm chỉ còn 200 triệu USD, chủ yếu là do tái xuất vàng 2 tháng qua đã là 1,6 tỷ USD.

Diễn biến Vn-index trong tuần

Diễn biến Hnx-index trong tuần

Nhận định tuần tới:
CPI tăng tốc trở lại, sức mua giảm 22% kể từ đầu năm, vĩ mô đang bộc lộ nhiều rủi ro vào thời điểm cuối năm không thể giải quyết một sớm một chiều như tỷ giá, nhập siêu, lạm phát. Nhân sự chính phủ mới đang hình thành, vẫn với quyết tâm ổn định vĩ mô là mục tiêu hàng đầu cho tới cuối năm. Doanh nghiệp sản xuất và đặc biệt là bất động sản đang thiếu vốn trầm trọng, chưa thấy cửa sáng cho 6 tháng cuối năm. TTCK có thể gục gã bất cứ lúc nào. Cửa tăng là rất nhỏ khi mà thị trường đã nhiều lần được chủ động đẩy lên với mục đích thoát hàng. Thận trọng.

Điểm nhấn tuần qua:
TTCK
i VCB bán 15% cổ phần cho ngân hàng lớn thứ 3 của Nhật Bản là Mizuho với giá trị khoảng 760 triệu USD.
ii Chốt tỷ lệ cho vay tối đa ở 30%, theo danh sách do Sở giao dịch công bố, tính trên tổng giá trị tài sản.
iii Thanh khoản HOSE thấp nhất từ đầu năm. Trong bối cảnh đó, thông tin lượng đăng ký đặt mua IPO Petrolimex hơn 10% lượng chào bán thu hút được sự chú ý nhà đầu tư, đặc biệt trong lúc rất nhiều câu hỏi về lãi-lỗ của Petrolimex những năm qua. Hơn 30 triệu cổ phần đăng ký mua từ 307 nhà đầu tư, trong đó có 3 nhà đầu tư tổ chức với khối lượng đăng ký 8 triệu cổ phẩn 

Kinh tế vĩ mô:
i CPI tháng 7 bất thần tăng tốc 1,17%, cao nhất trong 15 năm trở lại đây, so với cùng kỳ là 22,16%, cao nhất từ đầu năm, và cao nhất trong 17 nước châu á. Từ đầu năm 2011 tăng 14,61%. Nhập siêu 7 tháng lá 6,64 tỷ USD, trong đó riêng nhập siêu từ Trung Quốc là 7,6 tỷ USD.
ii Giá vàng thế giới vượt 1600 USD/ounce, và giá vàng trong nước lập đỉnh 39.7 triệu đồng/lượng. Khác với các lần tăng giá trước, chênh lệch giữa giá mua và bán tại các điểm kinh doanh vàng là rất nhỏ, chỉ khoảng 10000d/chỉ. Giá vàng trong nước vẫn thấp hơn giá thế giới khiến việc mua gom vàng để xuất khẩu từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ đến chốt lời.
iii Tại kỳ họp Quốc hội lần I khóa XIII, Chính phủ đưa ra 8 nhóm giải pháp phát triển kinh tế-xã hội 6 tháng cuối năm, duy trì chính sách tiền tệ chặt chẽ, đảm bảo thanh khoản hệ thống tín dụng, kiểm soát nợ xấu... (chi tiết tại đây)


Thị trường tiền tệ:
i Tính tới 20/7, NHNN đã mua vào 4 tỷ USD
ii Lãi suất liên ngân hàng  kỳ hạn 6 tháng tăng vọt lên 18%, lãi suất trúng thầu trái phiếu Chính phủ cũng có xu hướng tăng lên 12.34% và 12.5% kỳ hạn 3 và 5 năm (so với 12,2% và 12,3% ở lần đấu thầu gần nhất 14.7). Khối lượng trúng thầu chỉ ở 1255/4000 tỷ đồng. Trong phiên đấu thầu Trái phiếu ngân hàng chính sách xã hội (có Chính phủ bảo lãnh) ngày 22/7 đã không có trái phiếu trúng thầu và lãi suất đăng ký thấp nhất là 12,84% cho cả kỳ hạn 3 và 5 năm.
iii Chênh lệnh lãi suất USD và VND đáng báo động, thể hiện ở tăng trưởng tín dụng USD hơn 23% so với chỉ 2,67% bằng VND tính tới 20/6, tạo áp lực tỷ giá khi đáo hạn vào cuối năm.

Kinh tế thế giới:
Châu Âu đạt được đồng thuận trong khủng hoảng nợ, đồng ý cấp gói cứu trợ thứ hai. Hy Lạp trị giá 109 tỷ USD, và cả đóng góp khối tư nhân lên tới 50 tỷ từ 2012. Các hãng tín nhiêm đồng loạt  tuyên bố Hy Lạp đã vỡ nợ một phần, khi gói cứu trợ này khiến các trái chủ sẽ mất ít nhất 20% giá trị khoảng 20 tỷ USD.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét