Kinh tế vĩ mô Việt Nam 8 tháng đầu năm 2012 (cập nhật)


Kinh tế vĩ mô
Lạm phát
Tăng rất thấp trong 6 tháng đầu năm, âm trong 2 tháng 6 và 7 rồi tăng mạnh vào tháng 8.
CPI tăng 2,86% so với đầu năm,  tăng 10,41% so với cùng kỳ 2011.


Diễn biến CPI theo tháng 8 tháng đầu năm 2012

Lạm phát thấp do (i) chính sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt và (ii) tổng cầu (cho sản xuất và tiêu dùng) suy giảm. 
Tuy nhiên,  lạm phát có thể tăng cao trở lại vào những tháng cuối năm do (i) giá hàng loạt các mặt hàng cơ sở như điện, xăng, y tế.... liên tục tăng mạnh và (ii) chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đang được nới lỏng.


Cán cân thương mại
Xuất khẩu đạt hơn 73,351 tỷ USD, tăng 17,8% so với cùng kỳ và nhập khẩu đạt 73,413 tỷ USD  tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước.
Sau 8 tháng nhập siêu là 62 triệu USD, chỉ bằng 1% so với cùng kỳ năm trước là 6,2 tỷ USD (nhập siêu 2011 là 9,5 tỷ usd), cán cân thương mại đổi chiều khi 7 tháng đầu năm xuất siêu 88 triệu USD.

Đầu tư công:

Thị trường tiền tệ
Lãi suất
i Lãi suất trần huy động: Giảm mạnh từ 14% về 9%. Đặc biệt, hiện tượng đua vượt trần huy động mất dần do NHTM thừa tiền nhưng lại không cho vay được ra mà chỉ lòng vòng trên thị trường OMO.

ii Lãi suất trên thị trường OMO: Giảm 3% trong vòng 3 tháng về 11%, trước đó, lãi suất OMO lên cao nhất là 15% vào giữa năm 2011.
Lãi suất liên NH kỳ hạn một tháng ở khoảng 10%, giảm nhẹ so với thời điểm giữa năm và giảm mạnh khi so với thời điểm cuối 2011 có thời điểm lên tới 30%.

iii Lãi suất trái phiếu:
8 tháng, TPCP huy động được 112 nghìn tỷ đồng, cao hơn nhiều lượng phát hành của cả năm 2011 và 2010 lần lượt ở 81 và 28 nghìn tỷ đ. Tính từ đầu 2011 tới nay, đã phát hành gần 200 nghìn tỷ đ TPCP, gần hết so với kế hoạch phát hành 225 nghìn tỷ đ trong 5 năm 2011-2015.

Lãi suất huy động giảm dần, kỳ hạn 3 và 5 năm lần lượt là 9,2% và 9,59%, giảm 0,19% và 0,16% so với phiên đấu thầu trước đó. Trước đó, mức trần lãi suất TPCP giai đoạn 2010-2011 từ 10-12% trong khi lãi suất cho vay trên thị trường lên tới 20%.

Tăng trưởng tín dụng
8 tháng chỉ tăng 1,4% so với chỉ tiêu 15% cả năm. Với sức hấp thụ vốn ở thời điểm hiện tại, tăng trưởng tín dụng cả năm được đánh giá từ 7-8%.

Nợ xấu:
Là vấn đề trọng tậm ngành ngân hàng cũng như 1 trong 3 mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế.
Việc công bố con số nợ xấu chỉ 3% lên tới 10%, tương ứng khoảng 200 nghìn tỷ vnd, thể hiện sự minh bạch dám nhìn vào sự thật để thực hiện tái cơ cấu hệ thống NH. Trong số đó tín dụng bất động sản chiếm ít nhất 40% tổng dư nợ. Trong bối cảnh thị trường BDS đang rất khó khăn.

Thị trường ngoại hối: Tỷ giá ổn định do các yếu tố sau
i Nhập siêu 8 tháng rất nhỏ chỉ 62 triệu USD (bằng 1% so với cùng kỳ năm trước)
ii Dự trữ ngoại hối tăng thêm 10 tỷ USD so với đầu năm
iii Giá vàng ổn định cùng các biện pháp hạn chế đầu cơ vàng khiến nhu cầu USD cũng giảm mạnh.

Sự ổn định của tỷ giá là không bền vững do (i) tỷ giá danh nghĩa đang thấp hơn nhiều so với tỷ giá thực (sau 10 năm từ 2000-2010, tỷ giá thực USD/VND đang cao hơn 66% so với tỷ giá danh nghĩa), nhất là khi lạm phát cao tiềm ẩn trong những năm tới, (ii) nhu cầu nhập khẩu hàng hóa để thúc đầy sản xuất và (iii) thị trường vàng vật chất chưa ổn định khi chưa có một cơ chế hiệu quả hạn chế đầu cơ vàng

Thị trường vàng 
NHNN tiến hành hàng loạt các biện pháp nhằm tránh hiện tượng đầu cơ giá vàng như (i) NHNN độc quyền 1 thương hiệu vàng miếng duy nhất SJC, (ii) cấm dùng vàng miếng làm phương tiện thanh toán và (iii) bỏ lãi suất tiết kiệm bằng vàng và bỏ quy định NHTM được chuyển thành vốn vay từ việc huy động vàng.

Kết quả là giá vàng miếng liên tục duy trì trong vùng 41-42 triệu đồng/lượng và chỉ đột ngột tăng vào cuối tháng 8 sau sự kiện bầu Kiên cũng như do mức tăng mạnh của giá vàng thế giới sau thời gian dài đi ngang.
Vào đầu tháng 9, giá vàng chạm mốc 45 triệu đồng/lượng.

Tuy nhiên, việc giá vàng trong nước luôn duy trì mức cao hơn giá thế giới 2 triệu đ/lượng là một tồn tại.

Thị trường bất động sản
Mọi phân khúc đều giảm giá mạnh. Chính sách đột ngột thay đổi sau thời gian dài tăng trưởng theo lượng tiền đầu tư. Ngân hàng đột ngột dùng bơm tiền với cả chủ đầu tư và người mua.khiến hoạt động đầu cơ không còn. Nhà đầu tư và cả người mua đều tranh nhau bán tháo khiến giá giảm mạnh.

Trong bối cảnh nguồn cung liên tục tăng từ nay cho tơi 2015. Sự thay đổi về chính sach tăng trưởng theo hiệu quả đầu tư. Dự báo thị trường bất động sản còn nhiều khó khăn trong những năm tới.

Dù đã giảm mạnh, nhưng giá cả vẫn còn quá cao so với sức mua thực. Nhu cầu thực vẫn là rất lớn.

Điểm nhấn 8 tháng đầu năm.
Kinh tế vĩ mô
i Tổng cầu giảm mạnh khiến hàng hóa ứ thừa, hoạt động sản xuất đình trệ, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu.
ii Đẩy mạnh tái cấu trúc nền kinh tế theo 3 trọng tâm: tái cấu trúc tập đoàn nhà nước, tái cấu trúc hệ thống tài chính và đầu tư công. Các DNNN buộc phải nhanh chóng thoái vốn đầu tư ngoài ngành. Tăng cường minh bạch và sức khỏe hệ thống NHTM.
iii Thời kỳ tiền rẻ sẽ không còn, thúc đẩy tăng trưởng qua hiệu quả đầu tư chứ không phải bằng lượng vốn đầu tư như trước (thế hiện qua tăng trưởng tín dụng).


Chính sách NHNN thay đổi so với 2011
i Tăng trưởng tín dụng cho từng nhóm NH thay vì toàn bộ hệ thống như năm trước
4 nhóm NH với mức tăng trưởng tín dụng từ 0-15%, chỉ tiêu toàn hệ thống ở mức 15%
ii Dùng thuật ngữ "không khuyến khích" thay cho "phi sản xuất", 4 nhóm tín dụng BDS được nới lỏng
iii Công bố con số thật về nợ xấu qua đó tiến hành tái cấu trúc tổ chức tài chính.

Kinh tế thế giới
i Fed cảnh báo về tăng trưởng ảm đạm kinh tế Mỹ và hé mở cho gói hỗ trợ QE3
ii Châu Âu tiếp tục chìm trong khủng hoảng nợ công và nhiều nước chuẩn bị kịch bản cho việc Hy Lạp rời khu vực đồng tiền chung.
iii Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giảm nhanh hơn dự báo.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét