Ngày 18/07/2011, giá vàng tăng phiên thứ 11 liên tiếp lập kỷ lục mọi thời đại khi vượt ngưỡng 1600 USD/ounce. Cùng ngắm diễn biến giá vàng và giá chứng khoán Việt Nam từ đầu 2010.
Biểu đồ giá vàng giao ngay tại thị trường London từ đầu năm 2010
Biều đồ Hnx-index từ đầu năm 2010
Một cuộc chơi 2 số phận
Xem thêm những dấu mốc lịch sử của giá vàng quốc tế
Chiều nay (18/7), giá vàng quốc tế đã vượt mức 1.600 USD/oz, cao chưa từng có trong lịch sử. Giới đầu tư quốc tế đổ xô tích trữ vàng để bảo toàn giá trị trước nỗi lo vỡ nợ cấp quốc gia của Mỹ và khủng hoảng nợ công leo thang ở châu Âu.
Hãng tin Reuters đã điểm lại những dấu mốc quan trọng trong diễn biến của giá vàng quốc tế từ đầu thập niên 1970 tới nay:
* Tháng 8/1971: Tổng thống Mỹ Richard Nixon xóa bỏ chế độ bản vị vàng. Chế độ này đã duy trì từ khi thỏa thuận Bretton Woods ra đời năm 1944 quy định mức tỷ giá cố định giữa vàng và USD là 35 USD/oz vàng.
* Tháng 8/1972: Nước Mỹ phá giá đồng USD xuống còn 38 USD đổi 1 ounce vàng.
* Tháng 3/1973: Phần lớn các quốc gia đã áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi.
* Tháng 5/1973: Nước Mỹ phá giá đồng USD còn 42,22 USD đổi 1 ounce vàng.
* Tháng 1/1980: Giá vàng đạt mức kỷ lục 850 USD/oz. Lạm phát cao do giá dầu cao, Liên Xô can thiệp vào Afghanistan và cuộc cách mạng Iran là những lý do thúc đẩy giới đầu tư gom vàng.
* Tháng 8/1999: Giá vàng lao dốc về 251,7 USD/oz do những lo ngại về việc các ngân hàng trung ương giảm dự trữ vàng. Các công ty khai mỏ cũng bán vàng trên thị trường kỳ hạn để tránh sự giảm giá.
* Tháng 10/1999: Giá vàng đạt mức đỉnh của 2 năm ở 338 USD/oz sau một thỏa thuận giữa 15 ngân hàng trung ương châu Âu về hạn chế bán vàng. Quan điểm của giới đầu tư đối với vàng dịch chuyển theo hướng tích cực hơn.
* Tháng 2/2003: Giá vàng đạt mức cao nhất trong 4 năm rưỡi do lực mua vàng phòng khủng hoảng trước khi Mỹ tấn công vào Iraq.
* Tháng 12/2003-tháng 1/2004: Giá vàng phá mốc 400 USD/oz, lên mức đạt được lần cuối vào năm 1988. Giới đầu tư tăng mua vàng để bảo vệ giá trị danh mục đầu tư.
* Tháng 11/2005: Giá vàng giao ngay vượt mức 500 USD/oz lần đầu tiên kể từ tháng 12/1987, thời điểm khi giá vàng giao ngay chạm 502,97 USD/oz.
* Ngày 11/4/2006: Giá vàng vượt 600 USD/oz, cao nhất từ tháng 12/1980. Giới đầu tư và các quỹ lớn đổ tiền vào thị trường hàng hóa cơ bản do đồng USD suy yếu, giá dầu cao và những lo ngại về địa chính trị.
* Ngày 12/5/2006: Giá vàng đạt đỉnh ở mức 730 USD/oz. Giới đầu tư và các quỹ lớn tiếp tục rót vốn mạnh vào thị trường hàng hóa cơ bản do đồng USD suy yếu, giá dầu cao và những lo ngại về địa chính trị do tham vọng hạt nhân của Iran.
* Ngày 14/6/2006: Giá vàng sụt 26% còn 543 USD/oz từ mức đỉnh của 26 năm do giới đầu tư và đầu cơ bán tháo các hợp đồng hàng hóa cơ bản.
* Ngày 7/11/2007: Giá vàng giao ngay đạt đỉnh của 28 năm ở mức 845,4 USD/oz.
* Ngày 2/1/2008: Giá vàng giao ngay vượt 850 USD/oz.
* Ngày 13/3/2008: Giá vàng lần đầu tiên trong lịch sử vượt 1.000 USD/oz trên thị trường giao sau tại Mỹ.
* Ngày 17/3/2008: Giá vàng giao ngay đạt đỉnh cao mọi thời đại ở 1.030,8 USD/oz. Giá vàng giao sau cũng lập kỷ lục ở 1.033,9 USD/oz.
* Ngày 17/9/2008: Giá vàng giao ngay tăng gần 90 USD/oz, mức tăng kỷ lục trong một ngày, do giới đầu tư ồ ạt tìm kênh đầu tư an toàn trong bối cảnh bất ổn trên thị trường chứng khoán.
* Tháng 1-3/2009: Các quỹ tín thác đầu tư vàng (ETF) nhận lượng vốn ròng đổ vào cao kỷ lục trong quý khi thị trường tài chính gia tăng nhu cầu tài sản an toàn. Trong quý này, lượng vàng nắm giữ trong quỹ SPDR Gold Trust tăng 45%, đạt 1.127,44 tấn.
* Ngày 20/2/2009: Giá vàng tăng trở lại mức trên 1.000 USD/oz và đạt đỉnh ở 1.005,4 USD/oz khi các nền kinh tế lớn đối mặt suy thoái và thị trường chứng khoán toàn cầu đổ dốc.
* Ngày 24/4/2009: Trung Quốc công bố nước này đã tăng dự trữ vàng thêm 3/4 kể từ năm 2003 và đã có 1.054 tấn vàng, làm gia tăng những kỳ vọng Bắc Kinh còn tiếp tục tăng trữ vàng.
*Ngày 7/8/2009: Các ngân hàng trung ương châu Âu khởi động lại thỏa thuận hạn chế bán vàng trong thời kỳ 5 năm, đặt trần cho lượng vàng bán ra ở 400 tấn mỗi năm.
* Ngày 8/9/2009: Giá vàng trở lại mức 1.000 USD/oz lần đầu tiên kể từ tháng 2/2009 do đồng USD giảm giá và những lo ngại về mức độ bền vững của sự phục hồi kinh tế.
* Ngày 1/12/2009: Giá vàng lần đầu vượt 1.200 USD/oz trong lịch sử do đồng USD rớt giá.
* Ngày 3/12/2009: Giá vàng lập kỷ lục ở 1.226,1 USD/oz do USD giảm giá và những kỳ vọng về việc các ngân hàng trung ương tăng giữ vàng.
* Ngày 11/5/2009: Giá vàng lập kỷ lục mới ở mức trên 1.230 USD/oz do lo ngại khủng hoảng nợ lan rộng ở Eurozone.
* Ngày 21/6/2010: Giá vàng lập đỉnh mới ở 1.264,9 USD/oz khi những lo ngại về nợ công và đồng USD suy yếu đẩy giá vàng qua ngưỡng kháng cự ở mức đỉnh trước đó.
* Ngày 14/9/2010: Giá vàng lại lập kỷ lục, lần này là 1.247,75 USD/oz, do thị trường tài chính toàn cầu quan ngại về triển vọng tăng trưởng kinh tế.
* Ngày 16-22/9/2010: Giá vàng lập kỷ lục 5 phiên liên tục, với đỉnh cao là 1.296,1 USD/oz, sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) phát tín hiệu có thể xem xét tiếp tục tung ra một gói nới lỏng định lượng nữa khiến đồng USD suy yếu và làm gia tăng những nỗi lo về lạm phát.
* Ngày 27/9/2010: Giá vàng giao ngay lần đầu tiên trong lịch sử lên 1.300 USD/oz.
* Ngày 7/10/2010: Giá vàng lập kỷ lục trên 1.360 USD/oz do đồng USD chịu áp lực giảm giá trước những kỳ vọng FED sẽ duy trì lãi suất thấp và có thêm biện pháp hỗ trợ tăng trưởng.
* Ngày 13/10/2010: Giá vàng lập kỷ lục gần 1.375 USD/oz do USD tiếp tục mất giá. USD suy yếu sau khi biên bản cuộc họp tháng 9 của FED ra tín hiệu rằng, kinh tế Mỹ có thể phải cần thêm biện pháp kích thích tăng trưởng.
* Ngày 8/11/2010: Giá vàng vượt 1.400 USD/oz lần đầu tiên trong lịch sử do giới đầu tư tăng mua vàng phòng khủng hoảng trước mối lo trở lại liên quan đến tình hình ngân sách của Ireland. USD tăng giá mạnh không đủ sức cản bước giá vàng.
* Ngày 7/12/2010: Giá vàng đạt kỷ lục ở 1.425 USD/oz nhờ hoạt động gom mua trước khi kết thúc năm, nỗi lo về khủng hoảng nợ ở Eurrozone và những đồn đoán về chính sách tiền tệ nới lỏng xa hơn của Mỹ.
* Tháng 1/2011: Giá vàng giảm hơn 6%, đánh dấu tháng giảm nặng nề nhất trong hơn 1 năm do giới đầu tư ưa thích chuyển vốn sang những kênh đầu tư có độ rủi ro cao.
* Ngày 1/3/2011: Giá vàng phục hồi, lập kỷ lục ở 1.434,65 USD/oz do bất ổn ở Tunisia và Ai Cập lan rộng khắp khu vực Trung Đông và Bắc Phi, đẩy giá dầu tăng vọt.
* Ngày 7/3/2011: Giá vàng cao chưa từng có ở mức 1.444,4 USD/oz do giá dầu đạt đỉnh của 2 năm rưỡi dưới ảnh hưởng của bất ổn chính trị ở Trung Đông và Bắc Phi.
* Ngày 24/3/2011: Vụ từ chức của Thủ tướng Bồ Đào Nha Jose Socrates đẩy cuộc khủng hoảng nợ ở Eurozone trở lại vị trí tâm điểm, đưa giá vàng lên kỷ lục mới ở 1.447 USD/oz.
* Ngày 7/4/2011: Giá vàng đạt đỉnh cao mọi thời đại ở 1.465 USD/oz sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) khiến giới đầu tư nghi ngờ về khả năng tăng lãi suất, trong khi bất ổn ở Trung Đông khuyến khích hoạt động mua vàng phòng khủng hoảng.
* Ngày 18/7/2011: Giá vàng vượt 1.601 USD/oz trong phiên giao dịch tại London, hướng tới ngày tăng giá thứ 11 liên tiếp. Những quan ngại về khủng hoảng nợ lan rộng ở châu Âu và nguy cơ vỡ nợ công của Mỹ tiếp tục ủng hộ mạnh cho giá vàng.
Hãng tin Reuters đã điểm lại những dấu mốc quan trọng trong diễn biến của giá vàng quốc tế từ đầu thập niên 1970 tới nay:
* Tháng 8/1971: Tổng thống Mỹ Richard Nixon xóa bỏ chế độ bản vị vàng. Chế độ này đã duy trì từ khi thỏa thuận Bretton Woods ra đời năm 1944 quy định mức tỷ giá cố định giữa vàng và USD là 35 USD/oz vàng.
* Tháng 8/1972: Nước Mỹ phá giá đồng USD xuống còn 38 USD đổi 1 ounce vàng.
* Tháng 3/1973: Phần lớn các quốc gia đã áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi.
* Tháng 5/1973: Nước Mỹ phá giá đồng USD còn 42,22 USD đổi 1 ounce vàng.
* Tháng 1/1980: Giá vàng đạt mức kỷ lục 850 USD/oz. Lạm phát cao do giá dầu cao, Liên Xô can thiệp vào Afghanistan và cuộc cách mạng Iran là những lý do thúc đẩy giới đầu tư gom vàng.
* Tháng 8/1999: Giá vàng lao dốc về 251,7 USD/oz do những lo ngại về việc các ngân hàng trung ương giảm dự trữ vàng. Các công ty khai mỏ cũng bán vàng trên thị trường kỳ hạn để tránh sự giảm giá.
* Tháng 10/1999: Giá vàng đạt mức đỉnh của 2 năm ở 338 USD/oz sau một thỏa thuận giữa 15 ngân hàng trung ương châu Âu về hạn chế bán vàng. Quan điểm của giới đầu tư đối với vàng dịch chuyển theo hướng tích cực hơn.
* Tháng 2/2003: Giá vàng đạt mức cao nhất trong 4 năm rưỡi do lực mua vàng phòng khủng hoảng trước khi Mỹ tấn công vào Iraq.
* Tháng 12/2003-tháng 1/2004: Giá vàng phá mốc 400 USD/oz, lên mức đạt được lần cuối vào năm 1988. Giới đầu tư tăng mua vàng để bảo vệ giá trị danh mục đầu tư.
* Tháng 11/2005: Giá vàng giao ngay vượt mức 500 USD/oz lần đầu tiên kể từ tháng 12/1987, thời điểm khi giá vàng giao ngay chạm 502,97 USD/oz.
* Ngày 11/4/2006: Giá vàng vượt 600 USD/oz, cao nhất từ tháng 12/1980. Giới đầu tư và các quỹ lớn đổ tiền vào thị trường hàng hóa cơ bản do đồng USD suy yếu, giá dầu cao và những lo ngại về địa chính trị.
* Ngày 12/5/2006: Giá vàng đạt đỉnh ở mức 730 USD/oz. Giới đầu tư và các quỹ lớn tiếp tục rót vốn mạnh vào thị trường hàng hóa cơ bản do đồng USD suy yếu, giá dầu cao và những lo ngại về địa chính trị do tham vọng hạt nhân của Iran.
* Ngày 14/6/2006: Giá vàng sụt 26% còn 543 USD/oz từ mức đỉnh của 26 năm do giới đầu tư và đầu cơ bán tháo các hợp đồng hàng hóa cơ bản.
* Ngày 7/11/2007: Giá vàng giao ngay đạt đỉnh của 28 năm ở mức 845,4 USD/oz.
* Ngày 2/1/2008: Giá vàng giao ngay vượt 850 USD/oz.
* Ngày 13/3/2008: Giá vàng lần đầu tiên trong lịch sử vượt 1.000 USD/oz trên thị trường giao sau tại Mỹ.
* Ngày 17/3/2008: Giá vàng giao ngay đạt đỉnh cao mọi thời đại ở 1.030,8 USD/oz. Giá vàng giao sau cũng lập kỷ lục ở 1.033,9 USD/oz.
* Ngày 17/9/2008: Giá vàng giao ngay tăng gần 90 USD/oz, mức tăng kỷ lục trong một ngày, do giới đầu tư ồ ạt tìm kênh đầu tư an toàn trong bối cảnh bất ổn trên thị trường chứng khoán.
* Tháng 1-3/2009: Các quỹ tín thác đầu tư vàng (ETF) nhận lượng vốn ròng đổ vào cao kỷ lục trong quý khi thị trường tài chính gia tăng nhu cầu tài sản an toàn. Trong quý này, lượng vàng nắm giữ trong quỹ SPDR Gold Trust tăng 45%, đạt 1.127,44 tấn.
* Ngày 20/2/2009: Giá vàng tăng trở lại mức trên 1.000 USD/oz và đạt đỉnh ở 1.005,4 USD/oz khi các nền kinh tế lớn đối mặt suy thoái và thị trường chứng khoán toàn cầu đổ dốc.
* Ngày 24/4/2009: Trung Quốc công bố nước này đã tăng dự trữ vàng thêm 3/4 kể từ năm 2003 và đã có 1.054 tấn vàng, làm gia tăng những kỳ vọng Bắc Kinh còn tiếp tục tăng trữ vàng.
*Ngày 7/8/2009: Các ngân hàng trung ương châu Âu khởi động lại thỏa thuận hạn chế bán vàng trong thời kỳ 5 năm, đặt trần cho lượng vàng bán ra ở 400 tấn mỗi năm.
* Ngày 8/9/2009: Giá vàng trở lại mức 1.000 USD/oz lần đầu tiên kể từ tháng 2/2009 do đồng USD giảm giá và những lo ngại về mức độ bền vững của sự phục hồi kinh tế.
* Ngày 1/12/2009: Giá vàng lần đầu vượt 1.200 USD/oz trong lịch sử do đồng USD rớt giá.
* Ngày 3/12/2009: Giá vàng lập kỷ lục ở 1.226,1 USD/oz do USD giảm giá và những kỳ vọng về việc các ngân hàng trung ương tăng giữ vàng.
* Ngày 11/5/2009: Giá vàng lập kỷ lục mới ở mức trên 1.230 USD/oz do lo ngại khủng hoảng nợ lan rộng ở Eurozone.
* Ngày 21/6/2010: Giá vàng lập đỉnh mới ở 1.264,9 USD/oz khi những lo ngại về nợ công và đồng USD suy yếu đẩy giá vàng qua ngưỡng kháng cự ở mức đỉnh trước đó.
* Ngày 14/9/2010: Giá vàng lại lập kỷ lục, lần này là 1.247,75 USD/oz, do thị trường tài chính toàn cầu quan ngại về triển vọng tăng trưởng kinh tế.
* Ngày 16-22/9/2010: Giá vàng lập kỷ lục 5 phiên liên tục, với đỉnh cao là 1.296,1 USD/oz, sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) phát tín hiệu có thể xem xét tiếp tục tung ra một gói nới lỏng định lượng nữa khiến đồng USD suy yếu và làm gia tăng những nỗi lo về lạm phát.
* Ngày 27/9/2010: Giá vàng giao ngay lần đầu tiên trong lịch sử lên 1.300 USD/oz.
* Ngày 7/10/2010: Giá vàng lập kỷ lục trên 1.360 USD/oz do đồng USD chịu áp lực giảm giá trước những kỳ vọng FED sẽ duy trì lãi suất thấp và có thêm biện pháp hỗ trợ tăng trưởng.
* Ngày 13/10/2010: Giá vàng lập kỷ lục gần 1.375 USD/oz do USD tiếp tục mất giá. USD suy yếu sau khi biên bản cuộc họp tháng 9 của FED ra tín hiệu rằng, kinh tế Mỹ có thể phải cần thêm biện pháp kích thích tăng trưởng.
* Ngày 8/11/2010: Giá vàng vượt 1.400 USD/oz lần đầu tiên trong lịch sử do giới đầu tư tăng mua vàng phòng khủng hoảng trước mối lo trở lại liên quan đến tình hình ngân sách của Ireland. USD tăng giá mạnh không đủ sức cản bước giá vàng.
* Ngày 7/12/2010: Giá vàng đạt kỷ lục ở 1.425 USD/oz nhờ hoạt động gom mua trước khi kết thúc năm, nỗi lo về khủng hoảng nợ ở Eurrozone và những đồn đoán về chính sách tiền tệ nới lỏng xa hơn của Mỹ.
* Tháng 1/2011: Giá vàng giảm hơn 6%, đánh dấu tháng giảm nặng nề nhất trong hơn 1 năm do giới đầu tư ưa thích chuyển vốn sang những kênh đầu tư có độ rủi ro cao.
* Ngày 1/3/2011: Giá vàng phục hồi, lập kỷ lục ở 1.434,65 USD/oz do bất ổn ở Tunisia và Ai Cập lan rộng khắp khu vực Trung Đông và Bắc Phi, đẩy giá dầu tăng vọt.
* Ngày 7/3/2011: Giá vàng cao chưa từng có ở mức 1.444,4 USD/oz do giá dầu đạt đỉnh của 2 năm rưỡi dưới ảnh hưởng của bất ổn chính trị ở Trung Đông và Bắc Phi.
* Ngày 24/3/2011: Vụ từ chức của Thủ tướng Bồ Đào Nha Jose Socrates đẩy cuộc khủng hoảng nợ ở Eurozone trở lại vị trí tâm điểm, đưa giá vàng lên kỷ lục mới ở 1.447 USD/oz.
* Ngày 7/4/2011: Giá vàng đạt đỉnh cao mọi thời đại ở 1.465 USD/oz sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) khiến giới đầu tư nghi ngờ về khả năng tăng lãi suất, trong khi bất ổn ở Trung Đông khuyến khích hoạt động mua vàng phòng khủng hoảng.
* Ngày 18/7/2011: Giá vàng vượt 1.601 USD/oz trong phiên giao dịch tại London, hướng tới ngày tăng giá thứ 11 liên tiếp. Những quan ngại về khủng hoảng nợ lan rộng ở châu Âu và nguy cơ vỡ nợ công của Mỹ tiếp tục ủng hộ mạnh cho giá vàng.
Nguồn: www.vneconomy.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét