Phân tích kỹ thuật và nhận định cho tuần giao dịch từ 06-06-2011

Nối tiếp đà hồi phục từ cuối tuần trước, cả hai sàn trong tuần này đều có những phiên tăng điểm mạnh, các mã chứng khoán, bluechips. Tuy nhiên, tâm lý nhà đầu tư vẫn còn e ngại thể hiện ở việc thanh khoản không có nhiều cải thiện so với tuần trước. Vn-index được nâng đỡ bởi tứ trụ nên có mức tăng mạnh về mặt điểm số. lần lượt lấy lại mốc 420 và 440 điểm. Tuy nhiên, quá trình tăng mạnh gặp cản trợ do hiệu ứng ngày cuối tuần, cổ phiếu ồ ạt được chốt lời đã tạo nên một cây nến đỏ, thân dài với thanh khoản tăng đột biến, cho thấy những dấu hiệu của một phiên phân phối.

Diễn biến chỉ số VN-index trong tuần

Diễn biến chỉ số Hnx-index trong tuần

Phiên giao dịch trong tuần:
Thứ 6 ngày 3/6: khi mở phiên hai sàn tiếp tục tăng điểm mạnh, tuy nhiên lực cung chốt lời mạnh khiến thanh khoản tăng vọt. Trong phiên có tới 3 lượt lên xuống, biên độ giao động trong phiên rất lớn như Vn-index với 25 điểm. Thanh khoản tăng vọt với hơn 115 triệu cổ phiếu trao tay với tổng giá trị hơn 1600 tỷ.


Nhận định tuần tới:
Từ việc phục hồi kỹ thuật, hai sàn đều có đợt tăng mạnh, liên tục gây bất ngờ nhiều nhà đầu tư. Điều này có thể lý giái bởi thông tin về thông tư 74 đã được lan truyền trước đó. Tuy nhiên, phiên cuối tuần đã cho thấy đợt hồi phục vừa qua không thực sự có tính bền vững. Áp lực thu hồi vốn của ngân hàng cho thời hạn 30/6 là rất lớn, dù đã có một vài tin cho rằng thời hạn này có thể sẽ được gia hạn.
Về mặt kỹ thuật.
Hnx-index ngày 3/6 sau khi chạm đường kháng cự mạnh là kênh xu thế xuống kéo dài từ 6 tháng nay, đã giảm trở lại, cùng với khối lượng tăng cao đột biến. Cho thấy xu thế chính của Hnx-index vẫn là kênh giảm giá.
Vn-index sau đợt tăng khá mạnh tới 90 điểm từ 370 lên 460. Nhiều mã đã hồi phục về mức giá và thậm chí còn cao hơn cả mức giá trước đợt lao dốc trước đó như VCB, HAG, DPM... Có thể thấy đặc thù của con sóng 1 đã hình thành, với đặc điểm nhanh, mạnh, và ít người tham gia được do còn tâm lý e ngại. Những phiên tới có thể là đợt điều chỉnh cho sóng 2 của sóng 1 lớn. Vn-index sẽ kiểm tra lại mốc quan trọng là 420 điểm, để có thể cho những nhận định tiếp theo.

Việc tứ trụ trong hơn tuần qua tăng trần liên tục, cũng cho thấy rủi ro khi nhóm cổ phiếu này giảm giá có thể kéo toàn thị trường giảm theo. Thị trường đang chứa đựng nhiều rủi ro, bất ổn về tâm lý, qua việc giá cổ phiếu có thể thay đổi đột ngột từ trần về sàn, cũng như từ sàn lên trần trong 1 phiên. Giao dịch trong giai đoạn này chứa đựng nhiều rủi ro. Nếu nhận định trong tuần trước là nhà đầu tư nên thoát trạng thái, tăng tỷ trọng tiền mặt tối đa. Thì tuần này thị trường có thể không còn biến động mạnh như 2 tuần trước đó, nhà đầu tư nên tiếp tục hạn chế giao dịch, kiên nhẫn chờ đợi những tín hiệu rõ ràng hơn. Xem thêm về báo cáo thị trường tháng 5 để có một cái nhìn cụ thể hơn về cơ hội cho thời gian tới (xem tại đây)


Điểm nhấn tuần qua
Kinh tế vĩ mô:
i Nhập siêu tháng 5 là 1,7 tỷ USD, cao nhất từ 17 tháng, và nhập siêu 6 tháng dự báo là 7,5 tỷ USD, bằng 18% kim ngạch xuất khẩu (so với kế hoạch năm là 16%)
ii Chính phủ điều chỉnh chỉ tiêu vĩ mô cho năm 2011 với CPI 15%, GDP 6%. Dự báo GDP 6 tháng đầu năm tăng 5,6%, thấp hơn so với cùng kỳ 2010 là 6,16%
iii Liên tiếp những thông tin vềVinasin: con số nợ thực tế  lớn hơn trong báo cáo, Vinasin muốn xóa 90% các khoản nợ của các chủ nợ trong nước. Chủ nợ nước ngoài tiếp tục không có thông tin gì mới.

TTCK:
i HOSE dự kiến đưa chỉ số Index 30 bắt đầu từ tháng 10, gồm 30 mã có vốn hóa lớn nhất thị trường.
ii  Thông tư 74/BTC cho phép sử dụng margin, mở nhiều tài khoản và giao dịch cổ phiếu trong ngày, áp dụng từ 01/08. Tuy nhiên, nhân viên CTCK lại không được nhận ủy quyền của nhà đầu tư.
iii Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) đề xuất lập quỹ đền bù tài sản cho nhà đầu tư chứng khoán.

Thị trường tiền tệ:
i Trong 2 ngày, NHNN liên tiếp ban hành 3 văn bản siết chặt thị trường ngoại hối:
Quyết định 1209 nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc ngoại tệ thêm 1%  lần thứ 2 trong vòng 1 tháng, không kỳ hạn và dưới 12 tháng lên 7%, trên 12 tháng  là 5%. Thông tư 13 yêu cầu các DN có trên 50% vốn nhà nước phải bán ngoại tệ cho tổ chức tín dụng từ 01/07. Và Thông tư 14 giảm lãi suất huy động USD từ cá nhân xuống còn 2% và từ tổ chức xuống còn 0,5%.
ii Dự trự ngoại tệ tăng thêm 1,2 tỷ USD
ii Tính tới 19/5, tăng trưởng tín dụng là 6,07%, trong khi tăng trưởng tiền gửi là 1,4%, tăng trưởng M2 là 1,57% so với đầu năm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét