Điểm nhấn trong tuần

Tổng hợp lại các sự kiện nổi bật tác động tới TTCK từng tuần, trích từ các bài Phân tích kỹ thuật và nhận định tuần. Giúp có một cái nhìn liên tục về TTCK Việt Nam
THÁNG 8
Tuần từ 5/9


Tuần từ 29/8
TTCK:
i Sau rất nhiều chờ đợi, UBCK chính thức ban hành hướng dẫn giao dịch ký quỹ, một bước tiến thực sự của TTCK Việt Nam sau 11 năm. Theo đó, tỷ lệ ký quỹ ban đầu không thấp hơn 60% và duy trì không thấp hơn 40%, tổng dư nợ cho vay của CTCK không vượt quá 200% vốn CSH. (điểm chính)
ii HOSE vội vàng quyết định hủy niêm yết với mã cổ phiếu DVD với lý do vi phạm về công bố thông tin chỉ sau 1 tuần thông tin DVD nộp đơn phá sản được phổ biến ra ngoài công chúng, điều cần lưu ý là DVD đã nộp đơn xin phá sản từ tháng 5 nhưng 3 tháng sau nhà đầu tư mới được biết. Những lo ngại về trách nhiệm của SGDCK để đảm bảo quyền lợi của cổ đông khi không thể kiểm soát được thông tin.
iii Bộ chỉ số Vn-index 30 dự kiến trong năm nay sẽ được đưa vào sử dụng trước những hạn chế của chỉ số Vn-index hiện tại

Kinh tế vĩ mô:
i Kế hoạch 2012 do Bộ kế hoạch đầu tư, GDP tăng 6,5%, bội chi NSNN dưới 5% GDP, CPI dưới 10%, so với con số ước tinh của năm nay lần lượt ở 6%, 4,8% và 18%. Trong khi đó, theo Bộ tài chính, dự báo nợ cống 2012 lên 58,2% GDP (hiện nay là 56,7 GDP).
ii Hàng loạt các chính sách mới được áp dụng từ đầu tháng 9: 45/2011/NĐ-CP về phí trước bạ xe dưới 10 chỗ tăng trần lên 20% từ mức 15% hiện nay, và 59/2011/NĐ-CP về cổ phần hóa DN 100% vốn nhà nước: tối đa 3 nhà đầu tư chiến lược, với số cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược tối thiếu 25% và hạn chế chuyển nhượng tối thiểu 5 năm.
iii Ủy ban giám sát tài chính quốc gia xây dựng kịch bản đối phó với nguy cơ suy thoái kép kinh tế thế giới, đồng thời kiến nghị đưa tỷ trọng tăng trưởng tín dụng về 15% cho cả năm 2011.

Thị trường tiền tệ:
i NHNN công bố định hướng chính sách tiền tệ cho những tháng cuối năm 2011 (chi tiết), đồng thời ban hành thông tư 22 với nội dung chính là bỏ quy định tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động và điều chỉnh hệ số rủi ro với 1 số tài sản bằng ngoại tệ khi tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu quy định tại TT 13 và TT19 trước đó. Đã có những NHTM tiên phong giảm lãi suất cho vay về
ii Tăng dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ thêm 1%, dưới 12 tháng là 8%, trên 12 là 6%, áp dụng từ tháng 9. Nhằm hạn chế đã tăng nóng của tín dụng ngoại tệ (xem chi tiết tại báo cáo vĩ mô)
iii Khi cơn sốt vàng lắng xuống, giá vàng trong nước và giá USD đột ngột giảm mạnh, Giá vàng trong nước ổn định quanh 46-47 triệu đồng/lượng và giá USD cũng sụt khoảng 100 đ so với tuần trước.

Kinh tế thế giới:
i Đức đóng góp thêm 90 tỷ Euro vào quỹ cứu trợ Châu Âu
ii Giá vàng có một tuần yên bình hơn khi ổn định trên quanh mốc 1830$/ounce, chốt tháng tăng 17%, cao nhất kể từ tháng 9/2008.
iii Báo cáo việc làm tháng 8 của Mỹ gây thất vọng giới đầu tư khi tỷ lệ thất nghiệp giữ nguyên ở 9,1%, xác suất gói QE3 thêm cao.



Tuần từ 22/8
TTCK:
i Miễn thuế cổ tức từ 1/8 tới hết 2012. Không gồm cổ tức từ NHTM, quỹ đầu tư tài chính, tổ chức tín dụng. Thuế thu nhập cá nhân chuyển nhượng chứng khoản được giảm 50%.
ii 1 công ty niêm yết trên sàn làm thủ tục phá sản trong khi nhà đầu tư hoàn toàn không nắm được thông tin. Sau vụ việc PVA hủy phát hành thêm ở phút cuối khiến rất nhiều nhà đầu tư bị thua thiệt thì tính minh bạch trong công bố kiểm soát thông tin tới nhà đầu tư là đáng báo động. Đọc thêm về các vụ bê bối trên sàn chứng khoán tại đây
iii Nhóm ngành cổ phiếu bất động sản có những tín hiệu tích cực đầu tiên sau thời gian dài trầm lắng, tác động bởi thông tin tích cực bỏ bất động sản khỏi lĩnh vực phi sản xuất, vốn đang bị ép tỷ trọng dư nợ trong tăng trưởng tín dụng chỉ 16% vào cuối năm bởi chỉ thị 01 của NHNN.

Kinh tế vĩ mô:
i CPI tháng 8 tăng 0,93% mom, thấp nhất từ 11 tháng qua, và 23,02% yoy, cao nhất kể từ đầu năm; so với tháng 12/2010 tăng 15,68% và so với cùng kỳ 8 tháng tăng 17.64%. Trong đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống có mức tăng cao nhất 1,35% so với tháng trước. Cuối tuần, giá xăng đột ngột giảm 500đ/lít, một mức rất nhỏ so với kỳ vọng người dân và niềm tin chưa hồi phục khi đa số đều cho rằng giảm nhẹ để rồi lại tăng mạnh.
ii Giá vàng trải qua 1 tuần biến động lịch sử, khi tăng tốc vọt lên kỷ lục mọi thời đạt ở 1908$/ounce vào thứ 3 nhưng nhanh chóng mất 200$ ngay 2 ngày sau đó, rồi lại hồi phục lên trên 1830$ sau cuộc họp ngày thứ 6 của Fed. Nhiều nhận định cho rằng bong bóng vàng đã nổ sau khi bùng nổ liên tục từ đầu tháng 8. Tại Việt Nam, nhiều cửa hàng đã phải đóng của ngừng giao dịch trước diễn biến khó lường của giá vàng, vọt lên 49,6 triệu đồng/lượng ngày thứ 2 đầu tuần để rồi mất 4 triệu đồng chỉ trong 2 ngày về dưới giá 45 triệu đồng, rồi lại khôi phục được 3 triệu trong 2 ngày tiếp theo lên 48,3 triệu vào sáng thứ 7 theo giá vàng thế giới.
iii 8 tháng giải ngân FDI là 7,3 tỷ $, tăng 1% so với cùng kỳ 2010. FDI đăng ký cả cấp mới và tăng vốn là 9,5 tỷ $, bằng 74% so với cùng kỳ 2010. Hồng Kong dẫn đầu với hơn 30% tổng vốn đăng ký ở 2,9 tỷ $; và Hải Dương dẫn đầu về thu hút với 25% tổng vốn đăng ký ở 2,5 tỷ $. Bội chi ngân sách tính đến15/ 8 tháng là 39.4 nghìn tỷ đồng, bằng 32,6% dự toán năm.

Thị trường tiền tệ:
i Tỷ giá có dấu hiện căng thẳng và tái diễn tình trạng 2 tỷ giá tại các NHTM. Tỷ giá liên ngân hàng ngày 24/8 tăng 10đ lên 20628đ/USD (lần tăng gần nhất ngày 9/8 thêm 10đ cùng ngày cấp hạn ngạch nhập 5 tấn vàng), mức trần theo đó lên 20834 đ, nhưng nhiều DN phải mua với giá trên 21000 đ và có dấu hiệu khan hiếm USD từ các NHTM. Tỷ giá mua bán tại thị trường tự do đã tăng mạnh ngày cuối tuần ở 21150-21250 đ/USD. Trong tháng, VND đã giảm 1,1%, mạnh nhất kể từ tháng 2. Theo 1 chuyên gia, VND đang được định giá cao hơn so với USD từ 17-23% (chi tiết).
ii Lãi suất trúng thầu trái phiếu chính phủ tiếp tục giảm: trúng 1450 tỷ/1500 tỷ gọi thầu, đạt 97% với lãi suất 12,28% cho kỳ hạn 3 năm, giảm 0,11% so với kỳ đấu thầu trước và 100% trúng thầu với khối lượng 1500 tỷ ở lãi suất12.4% cho kỳ hạn 5 năm, giảm 0,08% so với kỳ đấu thầu trước..
iii Lần đầu tiên bình ổn giá vàng: khi giá thế giới lên đến đỉnh và giá trong nước luôn cao hơn giá thế giới từ 1-2  triệu đồng/lượng, trước cơn sốt vàng NHNN phối hợp cùng các nhà cung cấp tung ra một lượng lớn vàng, bán dưới giá niêm yết tai các cửa hàng tư nhân từ 100-200 nghìn đồng/lượng. 18000 lượng vàng được bán ra tại giá cao nhất ngày thứ 2 ở khoảng 48,5 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên ngay sau đó giá vàng rớt thê thảm khiến nảy sinh nghi vấn về việc các đầu mối xả vàng dưới chiêu bài bình ổn, cùng như câu hỏi việc bình ổn dành cho một thị trường toàn nhà đầu cơ thì có những lợi ích gì.

Kinh tế thế giới
i Sau Mỹ, Nhật bản bị hạ bậc tín nhiệm: Moody's hạ 1 bậc tín nhiệm trái phiếu Nhất từ Aa2 xuống Aa3 với triển vọng ổn định ngày 24/8. Nhật bơm khẩn cấp 100 tỷ S  trong vòng 1 năm để hỗ trợ doanh nghiệp chống trọi với việc đồng Yên lên giá mạnh thời gian qua, đồng JPY ở mức cao nhất từ sau thế chiến 2 ở 75.95 JPY/USD ngày 19/8.
ii Fed cần thêm thời gian tới tháng 9 để cụ thể hóa các biện pháp kích thích tăng trưởng. Cuộc họp được chờ đợi nhất vào thứ 6 vừa qua đã không đem lại nhiều thông tin cho giới đầu tư khi Fed sẽ tổ chức họp 2 ngày vào cuối tháng 9 để cân nhắc về nới lỏng chính sách hơn nữa.
iii Nguy cơ suy thoái kép đã lên tới 80%, theo Bank of American, chỉ số đó lường độ biến động thị trường vàng và chứng khoán trong tuần ở mức rất cao.



Tuần từ 15/8

TTCK:
i Thanh khoản thị trường đột ngột tăng mạnh lên gần gấp đôi những phiên cuối tuần so với 2 phiên đầu tuần. Tuy nhiên giao dịch chỉ tập trung vào một số mã đầu cơ truyền thống như KLS, VND, SHN....
ii Giao dịch kỹ quỹ sẽ chính thức được triển khai từ đầu tháng 9, các hợp đồng hợp tác vay vốn hiện có sẽ dần không còn hiệu lực. Tuy nhiên còn nhiều ý kiến khác nhau về sự lệnh pha lớn giữa quy định pháp lý và thực tại giao dịch ký quỹ đang được triển khai tại các CTCK.
iii Theo thống kê của công ty quản lý quỹ Sài Gòn, 2012 bắt đầu làn sóng đóng quỹ tại Việt Nam với khoảng 3400 tỷ đồng và khoảng 63000 tỷ đồng từ này cho tới 2016 sẽ bị rút ra khỏi TTCK Việt Nam (tính theo thị giá hiện hành).


Kinh tế vĩ mô:
i Lần đầu xuất siêu sau 27 tháng: Tháng 7 xuất siêu 1,1 tỷ $. Xuất khẩu đạt 9,3 tỷ $, tăng 10% so với tháng trước, nhập khẩu giảm 4,6% ở 8,2 tỷ $. Chủ yếu do ảnh hưởng của xuất khẩu vàng trên 1,1 tỷ $, tăng 38% và bằng tổng kim ngạch của 6 tháng đầu năm và dầu thô gần 850 triệu $ tăng hơn 75%. Điểm đáng lưu ý là xuất khẩu dầu và vàng đều ở mức giá thấp và hiện tại NHNN đã cấp phếp nhập khẩu 10 tấn vàng để ổn định thị trường trong bối cảnh giá vàng đang liên tục lập kỷ lục mới.
ii Nợ nước ngoài của VN tính đến cuối 2010 ở 32,5 tỷ $, tăng 4,6 tỷ $ so với 1 năm trước. Từ nay tới 2015, VN phải trả gốc và lãi mỗi năm khoảng 1,5 tỷ % và mức lãi suất vay ngày càng tăng cao.
iii Từ 1/10, lương tối thiểu với mọi loại hình doanh nghiệp ở vùng 1 sẽ lên cao nhất 2 triệu đồng.


Trong tuần S&P có hạ bậc tín nhiệm đồng nội tệ dài hạn của Việt Nam từ BB xuống BB- do thay đổi phương pháp tính. Thực tế mức này còn cao hơn mức B+ của Fitch Ratings dành cho Việt Nam trước đó.


Thị trường tiền tệ
i Tuần tới, NHNN sẽ họp với 12 NHTM lớn nhất để có giải pháp cụ thể về việc hạ lãi suất từ 17-19% ngay từ tháng 9 tới.
ii Dư nợ bất động sản tăng tính tới hết tháng 6 khoảng 245 nghìn tỷ đồng, chiếm 10% tổng dư nợ nền kinh tế. Trong đó nợ xấu là 3% và nợ nhóm 5 là khoảng 40%. Lo ngại về việc NHTM cho vay nội bộ tức vừa là người cho vay vừa là người đi vay các dự án bất động sản tạo nguy cơ về rủi ro hoạt động lớn. Chính phủ cũng đã có những động thái đưa lĩnh vực bất động sản ra khỏi lĩnh vực phi sản xuất.
iii Giá vàng trong nước lên đỉnh điểm ở 47,6 triệu đồng/lượng tức tăng 1,3 triệu so với mức đỉnh lập trong tuần trước, trong khi người dân vẫn có xu hướng mua gom. Giá thế giới cao nhất lên tới 1871 $/ounce. VND liên tục mất giá trước USD, một phần do thị trường vàng dậy sóng


Kinh tế thế giới
i Ngày 17.8 cuộc họp giữa lãnh đạo Đức và Pháp đã không đưa ra được giải pháp cụ thể nào giúp thị trường trong ngắn hạn như tăng gói cứu trợ và phát hành trái phiếu chung Châu Âu.
ii Trung Quốc tiếp tục tăng lượng trái phiếu Mỹ tháng thứ 3 liên tiếp ở 1170 tỷ $ trong tháng 6
iii ECB đã mua 22 tỷ Euro (32 tỷ $) trái phiếu Italia và Tây Ban Nha, độ lớn gói giải cứu cho thấy quyết tâm của ECB trong việc tháo gỡ nguy cơ khủng hoảng nợ công, cao hơn mức 15 tỷ euro được dự đoán và mức 16,5 tỷ Euro giải cứu Hy Lạp lần đầu tiên.



Tuần từ 8/8

TTCK:
i HOSE dự kiến kéo dài thời gian giao dịch sang buổi chiều - tới 14h30- từ tháng 2/2012
ii TTCK chịu ảnh hưởng mạnh của TTCK thế giới và thị trường vàng
iii Hnx-index chính thức giảm xuống mức đáy mới ở 66 điểm


Kinh tế vĩ mô:
i Sau rất nhiều dư luận, liên bộ quyết định giá xăng trong nước chưa giảm trong khi giá dầu thế giới về chỉ còn quanh 80$/thùng
ii Bất hợp lý trong quản lý thị trường vàng trong nước. Từ đầu năm, Việt Nam xuất khẩu khoảng 20 tấn vàng, và không nhập khẩu 1 năm trở lại đây. NHNN lặp lại điệp khúc cấp quota nhập khẩu để ổn định thị trường vàng, ở một mức giá cao kỷ lục, điều này gây thất thoát ngoại tệ và nguồn tài nguyên quốc gia. Ảnh hưởng sự ổn định của tỷ giá có từ 1 tháng nay.
iii Những thông tin ban đầu về điều chỉnh giảm kế hoạch lợi nhuận và thông tin một vài công ty phá sản. Những điều cho thấy, tình hinh kinh doanh của Doanh nghiệp khó khăn hơn nhiều so với dự tính


Thị trường tiền tệ
i Chỉ trong 1 tuần, vàng thế giới chinh phục 2 mốc 1700 và 1800 $/ounce. Chỉ trong 2 ngày đầu tuần, vàng trong nước chinh phục tất cả các mốc 42, 43 ,44, 45 để đạt được ở 46,3 triệu vào trưa ngày 9.8. Khép tuần, vàng tăng 2,7 triệu đồng/lượng
ii NHNN đã phải can thiệp khẩn cấp khi có dấu hiệu đầu cơ làm giá trên thị trường vàng bằng cách cấp quota nhập ngày 5 tấn vàng và 5 tấn tiếp trong thời gian tới. Theo đó, sẽ cần khoảng 300 triệu $.
iii Tỷ giá USD/VND sau cả tháng ổn định đã tăng vọt theo đà tăng của vàng, tỷ giá liên ngân hàng tăng thêm 10đ lên 20618đ và tỷ giá NHTM luôn ở mức kịch trần, USD tự do vượt 21000đ có khi lên tới 21300đ


Kinh tế thế giới

i Lần đầu tiên Fed có một thời hạn cụ thể về việc duy trì mức lãi suất siêu thấp 0.25% cho tới ít nhất giữa năm 2013, và sẽ có các biện pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mà theo Goldman Sachs là gói QE3 vào cuối 2011 hoặc đầu 2012. S&P hạ bậc tín nhiệm 2 nhà cho vay thế chấp khổng lồ Fannie Mae và Freddie Mac từ AAA xuống AA+
ii Thị trường tài chính toàn cầu trải qua 1 tuần hoảng loạn khi nỗi lo suy thoái kép bao trùm toàn bộ. Nỗi sợ hãi lên tới cao độ khi có thêm thông tin Pháp sẽ bị hạ bậc tín nhiệm. Nhiều nước như Pháp, Tây Ban Nha, Hàn Quốc ... thiết lập lại việc cấm bán khống với một vài loại chứng khoán giống thời điểm khủng hoảng 2008. Chỉ số S&P có tuần biến động lớn nhất trong lịch sử (chi tiết)
iii CPI tháng 7 của Trung Quốc tăng vượt dự báo lên 6,5%, cao nhất trong 3 năm



Tuần từ 1/8
TTCK
i UBCK đã cùng các CTCK thảo luận về chi tiết hướng dẫn thông tư 74, theo đó có nhiều điểm thay đổi như lãi suất thỏa thuận, hướng dẫn thông tư có thể được ban hành giữa tháng 8 và hoạt động ký quỹ có thể chính thức được cung cấp từ tháng 9.
ii Khối ngoại tăng cường cơ cấu lại danh mục, bán ròng 230 tỷ đồng trên cả 2 sàn, trong đó mua FPT 130 tỷ đồng, bán VIC hơn 330 tỷ đồng. Dragon Capital đã chuyển nhượng lại toàn bộ 61 triệu cổ phiếu sau 10 năm nắm giứ, tương ứng 6,66% vốn điều lệ, cho chính STB và đối tác của STB.
iii Thuế thu nhập chứng khoán chỉ giảm chứ không miễn, đồng thời Quốc hội thông qua việc nâng mức thuế TNCN khởi điểm từ 9 triệu đồng.

Kinh tế vĩ mô:

i Từ đầu năm tới nay lỗ 3 nghìn tỷ đồng, EVN đang nợ tập đoàn dầu khí và than 10 nghìn tỷ đồng. Theo lộ trình, giá điện sẽ phải tăng nhiều lần từ 28-44% trong vòng 10 năm tới.
ii Để tránh chảy máu nguồn tài nguyên, Bộ tài chính đồng loạt tăng mức thuế xuất khẩu than và vàng nguyên liệu. Theo đó, thuế xuất khẩu than lên 20% từ 15% áp dụng từ 11/9; thues 10% áp dụng cho vàng có hàm lượng từ 80% thay vì chỉ từ 99% như hiện nay, áp dụng tử 6/8.
iii Quốc hội kết thúc kỳ họp thứ 1 khóa XIII với nhiệm vụ chính là công tác nhân sự. Ưu tiên kiểm soát giá nhất là các mặt hàng nhạy cảm như điện, xăng là ưu tiên số 1 của Bộ trưởng Bộ tài chính mới

Thị trường tiền tệ
i Tỷ giá là ưu tiên hàng đầu của Thống đốc NHNN từ nay đến cuối năm. Trong khi đó, giá vàng ở Việt Nam lên gần 42 triệu đồng/lượng và có xu hướng nhà đầu tư mua vào mạnh.
ii Lãi suất qua đêm liên ngân hàng ngày 3/8 chỉ còn 10,38%, thấp nhất từ đầu năm. Lãi suất cao nhất là kỳ hạn 1 tháng với bình quân ở 13,62%. Kỳ hạn 6 tháng biến động mạnh và tăng cao thời gian qua về còn 12%.
iii Theo NHNN, trong tháng 8 sẽ có môt loạt chính sách mang tính thị trường để đưa lãi suất cho vay về 17-19%. Thặng dư thương mại có thể đạt 2,5 tỷ $ vào dự trữ ngoại hối đủ đã đạt khoangr 2 tháng nhập khẩu tức khoảng 17,5 tỷ $.

Thị trường quốc tế
i Lần đầu tiên trong lích sử, Mỹ bị hạ bậc tín nhiệm, S&P hạ từ AAA xuống AA+, và có khả năng hạ bậc tiếp xuống AA nếu Mỹ không thực hiện các biện pháp giảm thâm hụt trong 12-18 tháng tới. Trái phiếu Kho bạc Mỹ hiện xếp hạng thấp hơn cả của Anh, Pháp, Đức và Canada. Ngày 3/8 nợ công Mỹ vượt qua 100% GDP 2101 (14581 tỷ$ so với GDP 2010 14527 tỷ $).
ii Ngày 5/8, Nhật bán ra 4 nghìn tỷ JPY, tức hơn 50 tỷ $ đồng thời tăng quy mô chương trình mua tài sản thêm 10 nghìn tỷ JPY lên 50 nghìn tỷ (630 tỷ $), để hạ giá đồng Yên.
iii Nợ công Châu Âu có dấu hiệu lan ra Italy, tăng từ 128% lên 150% GDP vào 2017 nếu tình hình không cải thiện.
Trước nỗi lo khủng hoảng kinh tế kép, thị trường hàng hóa và TTCK bị bán tháo mạnh, chỉ số DJS mất hơn 4% tức hơn 500 điểm ngày 4/8, chỉ số CAC40 của Pháp lần đầu tiên trong lịch sử mất điểm 10 phiên liên tiếp.



THÁNG 7
Tuần từ 25/07

TTCK:
i Khối ngoại trọn tuần mua ròng FPT với gần 1,9 triệu đơn vị và STB tiếp tục là tâm điểm khi liên tục được thỏa thuận gom với số lượng lớn nhằm tránh bị thâu tóm. 
ii Đấu giá IPO petrolimex thành công ngoài dự kiến, thu được 412 tỷ đồng, nhất là trong bối cảnh TTCK ảm đạm và IPO của 2 ông lớn trước đó là tổng công ty thép và ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL đều không thành công.
iii Dragon Capital cảnh báo về nguy cơ rút các quỹ tại thời điểm đáo hạn nếu vĩ mô và TTCK không có những chuyển biến tích cực.

Kinh tế vĩ mô:
i Quốc hội lần 1 khóa XIII đã bầu xong lãnh đạo Đảng, Quốc hội và Chính phủ. Thủ tướng nêu nhiệm vụ mới cho Chính phủ giai đoạn 2011-2016 (chi tiết)
ii 1259/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch Hà Nội mở rộng tới 2030, tầm nhìn tới 2050, chưa rõ số phận của 750 dự án ngừng triển khai
iii Cơn bão số 3 cấp12 đang tiến vào miền trung. Không loại trừ giá cả tiếp tục tăng cao do ảnh hưởng của cơn bão tới nguồn cung ứng nông sản cho thời gian tới. Áp lực tăng giá tiếp tục đè nặng cuộc sống người dân.

Thị trường tiền tệ:
i Lãi suất trúng thầu trái phiếu chính phủ có xu hướng tăng lên từng đợt, ở 12,34% và 12,5% cho kỳ hạn 3 và 5 năm, mức trúng thầu chỉ đạt 22,5%
ii Fitch cho điểm B trong lần đầu tiên đánh giá về khả năng trả nợ vốn ngoại tệ dài hạn của 4 NHTM Việt Nam. Riêng về mức đánh giá chung, việc Fitch tiếp tục giữ mức D/E và E cho thấy sự quan ngại của hãng đối với thị trường ngân hàng Việt Nam, đặc biệt là vấn đề minh bạch và thanh khoản. Theo đó, áp lực tụt hạng sâu hơn có thể gia tăng đối với các ngân hàng nói trên nếu tình trạng khó khăn hiện nay kéo dài.
iii Tỷ giá USD/VND bình quân liên ngân hàng do NHNN công bố không đổi trong 17 ngày liên tục ở 20608đ và giá vàng trong nước đã vượt mốc 40 triệu đồng/lượng theo đà tăng của giá vàng thế giới, chênh lệnh giá mua và bán tiếp tục ở mức thấp 10 nghìn đồng/chỉ.


Kinh tế thế giới:
Trước nguy cơ Chính phủ vỡ nợ và bị hạ bậc tín nhiệm, 2 Đảng tại Mỹ đạt thỏa thuận thống nhất tạm thời về nâng trần nợ làm 2 giai đoạn, lần 1 nâng lên 1000 tỷ. Giá vàng đã vượt mốc 1600 USD/ounce do thị trường lo ngại về khả năng vợ nợ của Chính Phủ Mỹ


Tuần từ 18/07
TTCK
i VCB bán 15% cổ phần cho ngân hàng lớn thứ 3 của Nhật Bản là Mizuho với giá trị khoảng 760 triệu USD.
ii Chốt tỷ lệ cho vay tối đa ở 30%, theo danh sách do Sở giao dịch công bố, tính trên tổng giá trị tài sản.
iii Thanh khoản HOSE thấp nhất từ đầu năm. Trong bối cảnh đó, thông tin lượng đăng ký đặt mua IPO Petrolimex hơn 10% lượng chào bán thu hút được sự chú ý nhà đầu tư, đặc biệt trong lúc rất nhiều câu hỏi về lãi-lỗ của Petrolimex những năm qua. Hơn 30 triệu cổ phần đăng ký mua từ 307 nhà đầu tư, trong đó có 3 nhà đầu tư tổ chức với khối lượng đăng ký 8 triệu cổ phẩn 

Kinh tế vĩ mô:
i CPI tháng 7 bất thần tăng tốc 1,17%, cao nhất trong 15 năm trở lại đây, so với cùng kỳ là 22,16%, cao nhất từ đầu năm, và cao nhất trong 17 nước châu á. Từ đầu năm 2011 tăng 14,61%. Nhập siêu 7 tháng lá 6,64 tỷ USD, trong đó riêng nhập siêu từ Trung Quốc là 7,6 tỷ USD.
ii Giá vàng thế giới vượt 1600 USD/ounce, và giá vàng trong nước lập đỉnh 39.7 triệu đồng/lượng. Khác với các lần tăng giá trước, chênh lệch giữa giá mua và bán tại các điểm kinh doanh vàng là rất nhỏ, chỉ khoảng 10000d/chỉ. Giá vàng trong nước vẫn thấp hơn giá thế giới khiến việc mua gom vàng để xuất khẩu từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ đến chốt lời.
iii Tại kỳ họp Quốc hội lần I khóa XIII, Chính phủ đưa ra 8 nhóm giải pháp phát triển kinh tế-xã hội 6 tháng cuối năm, duy trì chính sách tiền tệ chặt chẽ, đảm bảo thanh khoản hệ thống tín dụng, kiểm soát nợ xấu... (chi tiết tại đây)


Thị trường tiền tệ:
i Tính tới 20/7, NHNN đã mua vào 4 tỷ USD
ii Lãi suất liên ngân hàng  kỳ hạn 6 tháng tăng vọt lên 18%, lãi suất trúng thầu trái phiếu Chính phủ cũng có xu hướng tăng lên 12.34% và 12.5% kỳ hạn 3 và 5 năm (so với 12,2% và 12,3% ở lần đấu thầu gần nhất 14.7). Khối lượng trúng thầu chỉ ở 1255/4000 tỷ đồng. Trong phiên đấu thầu Trái phiếu ngân hàng chính sách xã hội (có Chính phủ bảo lãnh) ngày 22/7 đã không có trái phiếu trúng thầu và lãi suất đăng ký thấp nhất là 12,84% cho cả kỳ hạn 3 và 5 năm.
iii Chênh lệnh lãi suất USD và VND đáng báo động, thể hiện ở tăng trưởng tín dụng USD hơn 23% so với chỉ 2,67% bằng VND tính tới 20/6, tạo áp lực tỷ giá khi đáo hạn vào cuối năm.

Kinh tế thế giới:
Châu Âu đạt được đồng thuận trong khủng hoảng nợ, đồng ý cấp gói cứu trợ thứ hai. Hy Lạp trị giá 109 tỷ USD, và cả đóng góp khối tư nhân lên tới 50 tỷ từ 2012. Các hãng tín nhiêm đồng loạt  tuyên bố Hy Lạp đã vỡ nợ một phần, khi gói cứu trợ này khiến các trái chủ sẽ mất ít nhất 20% giá trị khoảng 20 tỷ USD.


Tuần từ 11/07
TTCK:
i Theo Bộ tài chính, có tới 62/105 CTCK báo cáo thua lỗ trong quý 2
ii Đã 4000 Doanh nghiệp được cổ phần hóa từ đầu năm tới tháng 5/2011
iii Giao dịch thỏa thuận trong tuần chiếm tỷ trọng lớn, nhiều phiên lên tới 40%, giá trị giao dịch trung bình tuần sẽ là thấp nhất từ đầu năm nếu không tính giá trị giao dịch thỏa thuận.

Kinh tế vĩ mô:
i "Nhân sự Chính phủ đã đạt được đồng thuận ở mức cao - Nguyễn Phú Trọng" tại Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần 2 khóa XI.
ii Giá thực phẩm tăng vọt, một vài thực phẩm tăng giá 100% so với cách đây một năm như thịt lợn. Các doanh nghiệp kêu trời vì thiếu nguyên liệu và người dân chóng mặt trước giá thịt lợn và các thực phẩm khác tăng cao, một phần do thương nhân Trung Quốc vào tận Việt Nam để lấy hàng.
iii Buổi giới thiệu IPO Petrolimex cho thấy giá xăng không thể giảm theo chủ trương và từ quý 4, giá xăng sẽ vận hành theo nghị định 84.

Thị trường tiền tệ:
i Giá vàng trong nước lập kỷ lục mới khi vượt qua mốc 39 triệu đồng/lượng, tuy nhiên áp lực bán mạnh khiến nhiều nhà vàng còn hết tiền trả cho khách.
ii Theo NHNN, còn 9 ngân hàng vượt tỷ lệ dư nợ phi sản xuất tính theo CT 01-NHNNđến 30/6, và sẽ bị phạt tăng gấp đôi tỷ lệ dự trữ bắt buộc và có các biện pháp hạn chế hoạt động. Trong tuần, NHNN cũng hút ròng 9000 tỷ đồng, gấp 10 lần lượng bơm ròng của tuần trước khi lãi suất OMO hạ xuống 14%.
iii Sóng ngầm tín dụng USD, đang có dấu hiệu NHTM huy động USD lên tới 4%, vượt trần lãi suất quy định 2%, tín dụng USD đắt hàng khi vay USD chỉ bằng 1/3 so với VND ở khoảng 6%-8%.

Kinh tế thế giới:
i Cuộc khủng hoảng nợ Châu Âu lan rộng khi nợ công Italia lên tới 120% GDP và Châu Âu thừa nhận Hy Lạp vỡ nợ một phần. Theo sau Moody's, Fitch hạ xếp hạng của Hy Lạp từ B+ xuống CCC, mức xếp hạng thấp nhất thế giới. Sau Bồ Đào Nha, Moody hạ1 bậc xếp hạng tín dụngcủa Ireland từ Ba1 xuống Baa3 xuống mức không đầu tư.
ii Các ý kiến trái chiều của Fed về gói kích thích kinh tế mới (QE3), ngay sau đó, giá vàng lập đỉnh mới, tiến tới ngưỡng 1600 USD/ounce. Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đồng loạt ra cảnh báo hạ xếp hạng tín dụng của Mỹ trong tháng 7 nếu các Đảng không sớm thống nhất được việc nâng trần nợ.
iii Những lo ngại về bong bóng bất động sản tại Trung Quốc cũng như rủi ro trong tương lai về việc Bắc Kinh hỗ trợ nguồn ngân sách khổng lồ để khôi phục kinh tế sau khủng hoảng.



Tuần từ 04/07
TTCK
i 6 tháng đầu năm, huy động vốn qua TTCK đạt 6500 tỷ đồng, chỉ bằng 40% so với cùng kỳ. Số tiền thu được từ IPO là 928 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ, do tăng số lượng Doanh nghiệp IPO và lượng cổ phần chào bán. Tính đến cuối tháng 6, trên cả 3 sàn chứng khoán là HOSE, HNX và UPCoM, có 312 mã CP được giao dịch dưới mệnh giá, trong đó có 12/25 CP của các công ty chứng khoán và 2/8 CP ngân hàng.
ii Trong kết luận báo cáo họp thường kỳ tháng 6, Thủ tướng Chính phủ cho rằng sự sụt giảm của TTCK là không thể xem thường. Chỉ đạo các ngành có biện pháp phát triển thị trường ổn định, bền vững.
iii Thanh khoản TTCK, nếu không tính giao dịch thỏa thuận, là thấp nhất kể từ đầu năm.

Kinh tế vĩ mô:
i Liên tục thông tin thắc mắc về việc giá xăng trong nước không giảm theo giá thế giới. Cả Petrolimex và Bộ Tài chính đều đưa ra quan điểm giá xăng trong nước chưa thể hạ, tuy nhiên bộ Tài chính ủng hộ kiểm toán độc lập giá xăng dầu. 
ii Nợ công Việt Nam 2011 dự kiến khoảng 1375 nghìn tỷ đồng, bằng 58,7% GDP 2011. Tổng dư nợ nước ngoài ở 835 nghìn tỷ đồng, bằng 42,2% GDP 2010 và dự kiến ở 44,5% GDP 2011.
iii Vàng có tuần tăng giá mạnh nhất trong 19 tháng với mức tăng gần 58 usd/ounce, tức tăng 3,9%. Trước hàng loạt tin xấu như thất nghiệp Mỹ cao và Châu Âu, Trung Quốc cùng tăng lãi suất. Vàng trong nước tăng 320.000 đ/lượng, ít hơn so với thế giới ở. Giá vàng quốc tế quy đổi tương đương 38,5 triệu đồng/lượng, đắt hơn giá vàng miếng bán lẻ trong nước hơn 500.000 đ/lượng

Thị trường tiền tệ:
i NHNN bất ngờ giảm lãi suất OMO 7 ngày từ 15% về 14%. Nhiều tổ chức quốc tế đồng loạt lên tiếng lo ngại về việc nới lỏng tín dụng quá sớm. Credits suisse đã tăng dự báo CPI 2012 của Việt Nam sau hành động này của NHNN lên 10,1% từ 8,7%, đồng thời dự báo rằng lãi suất OMO sẽ là 12%, thay cho trước đó ở mức 16% vào cuối năm 2011. Trong khi đó, NHNN cho rằng giảm lãi suất OMO không phải là tín hiệu chính sách.
ii Tỷ giá liên ngân hàng USD/VND là 20.608 đ thấp nhất từ khi điều chỉnh tỷ giá vào tháng 2, giảm 5đ sau 5 ngày ổn định liên tiếp.
iii NHNN yêu cầu các TCTD báo cáo về lãi suất huy động và cho vay. Đồng thời ra văn bản quy định mức phạt với các tổ chức huy động vượt trần lãi suất là 14%.

Kinh tế thế giới:
i Thái Lan có nữ thủ tướng đầu tiên Yingluck Shinawatra sau chiến thắng vang dội của Đảng Pheu Thai. Theo cam kết, tân thủ tướng sẽ cho mua lúa chưa xay với giá 488 usd/tấn, cao hơn 63% do với hiện tại. Điều đó có thể làm tăng chi phí thực phẩm thế giới do Thái Lan chiếm 30% tổng mậu dịch gạo toàn cầu.
ii Tình hình nợ công Châu Âu thêm xấu khi S&P hạ bậc tín nhiệm của Hy Lạp xuống CCC và cảnh báo kế hoạch đảo nợ có thể coi như vỡ nợ. Và Moody cũng hạ bậc xếp hạng nợ Chính phủ Bồ Đào Nha xuống Ba2, dưới xếp hạng đầu tư.
iii ECB và Trung Quốc nâng lãi suất. Theo đó, ECB nâng lãi suất thêm 0.25% lần 2 trong vòng 3 tháng lên 1,5%. Trung Quốc nâng lãi suất lần thứ 3 từ đầu năm, lãi suất tiền gửi thời hạn 1 năm tăng lên mức 3,5% từ mức 3,25% trước đó. Lãi suất cho vay thời hạn 1 năm sẽ lên mức 6,56% từ mức 6,31%.


THÁNG 6
Tuần từ 27/06

TTCK:
i Theo dự thảo thông tư mới về tỷ lệ an toàn của tổ chức tín dụng, tín dụng dành cho chứng khoán có thể giảm 6 lần. Theo đó, tổng dư nợ cho cổ phiếu không quá 3% vốn tự có. Theo số liệu thống kê, vốn tự có toàn hệ thống ngân hàng là hơn 233 nghìn tỷ đổng, tín dụng chứng khoán sẽ khoảng hơn 7 nghìn tỷ đồng. So với quy định hiện nay là 20% vốn điều lệ, là khoảng gần 43 nghìn tỷ đồng (vốn điều lệ toàn hệ thống ngân hàng hiện tại khoảng gần 214 nghìn tỷ đồng)


ii Khối ngoại đã không có hành động kéo NAV cuối quý 2 như nhiều người kỳ vọng. Ngoại trừ việc khối ngoại lấp 3% room từ 46 lên 49% VNM với giá trị lên tới 750 tỷ, thì khối ngoại liên tục bán ròng cho thấy động thái tái cơ cấu danh mục, nhất là sau khi giảm tỷ trọng nắm giữ để không còn là cổ động lớn của PVX, KLS, VCG.
iii Chính phủ đã đồng ý miễn thuế chứng khoán tới hết 2012 gồm thu nhập từ cổ tức, chuyển nhượng chứng khoán.

Kính tế vĩ mô:
i Bộ xây dựng kiến nghị NHNN và Thủ tướng giải cứu thị trường bất động sản, với ý kiến không đánh đồng tất cả bất động sản đều là phi sản xuất. Tính đến đầu tháng 6, dư nợ BDS là hơn 220 nghìn tỷ, chiếm 9,4% dư nợ toàn hệ thống, giảm 6,16% so với cuối năm 2010, trong đó 77% là dư nợ trung và dài hạn (trong khi vốn huy động của TCTD chủ yếu là ngắn hạn)
ii Nới chỉ tiêu lạm phát lần thứ 2 trong vòng 1 tháng từ 15% lên 17%. Trong họp báo tháng 6, Thủ tướng chỉ rõ ổn định vĩ mô tiếp tục là ưu tiên hàng đầu 6 tháng cuối năm và cả 2012. Tính đến 20/6, tăng trưởng tín dụng là 7.13%, trong đó VND là 2,67% và ngoại tệ là 23,4%, tổng phương tiện thanh toán tăng 2,45% so với cuối năm 2010 và tăng 18,8% so với cùng kỳ năm trước.
iii Rủi ro nợ công Việt Nam tăng nhanh, theo đó, tốc độ tăng nợ công trong 3 năm qua bằng cả 7-8 năm trước đó, chi phí vay nợ ngày càng lớn với kỳ hạn ngày càng ngắn, điều giống với khủng khoảng nợ công Châu Âu. Bảo hiểm rủi ro vỡ nợ trái phiếu (CDS) tăng mạnh từ tháng 5 tới nay và xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam ở mức rất thấp sau 3 lần bị hạ điểm. Bội chi NSNN tháng 6 ước gần 7 nghìn tỷ đồng và 6 tháng khoảng gần 28 nghìn tỷ đồng, bằng 23% mức bội chi cả năm.

Thị trường tiền tệ
i Dự thảo quy định thu hẹp trạng thái ngoại tệ cuối ngày của tổ chức tín dụng từ +/-30% xuống +/-20% vốn tự có.
ii Theo NHNN, có 8 NHTM (2 tại Hà Nội và 6 tại Hồ Chí Minh) không thể giảm dư nợ phi sản xuất về 22% vào cuối tháng 6/2011. Theo Thống đốc NHNN, chỉ tạm nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với những NH vi phạm chỉ thị 01 trong tháng 7 và sẽ chỉ áp dụng tiếp nếu các NH này chưa thực hiện được yêu cầu
iii Chính phủ yêu cầu NHNN kiểm soát thị trường liên ngân hàng, qua đó ổn định thị trường tiền tệ. Hệ thống ngân hàng của Việt Nam tiềm ẩn nguy cơ bất ổn lớn khi nợ xấu tăng lên (dưới 3% theo NHNN và 13% theo  Moody).

Tuần từ 19/06

i Bản cuối Dự thảo về quản lý và kinh doanh vàng miếng sau gần 20 lần sửa đổi, theo đó, quyền mua và bán vàng miếng được thừa nhận, nhưng chỉ giao dịch tại  ngân hàng và các cơ sở được cấp phép, và không được dùng vàng làm phương tiện thanh toán.
ii Bộ tài chính đã chốt phương án nâng mức khởi điểm chịu thuế thu nhập cá nhân, theo đó người độc thân có thu nhập từ 9 triệu đồng trở xuống không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
iii Theo Bộ tài chính, tổng số thuế miễn, giảm là khoảng 5250-6500 tỷ đồng (trong đó, thuế TNDN khoảng 1750-1800 tỷ), tổng số thuế giãn khoảng 10000-13000 tỷ trong năm 2011

Kinh tế vĩ mô:
i CPI tháng 6 là 1,09% theo tháng và 20,8% theo năm, cao nhất từ tháng 8/2010, và tăng 13,3% so với tháng 12/2010. Bình quân 6 tháng đầu năm tăng 16,03% so với cùng kỳ 2010, gấp gần 3 lần so với tốc độ tăng GDP cùng thời kỳ ở khoảng 5,6%.
ii Nhập siêu tháng 6 giảm mạnh do xuất khẩu vàng tăng đột biến. Theo đó, nhập siêu tháng 6 là 400 triệu USD, thấp nhất trong 2 năm trở lại đây. Chủ yếu là do Việt Nam đã xuất 540 triệu USD chỉ trong 15 ngày đầu tháng, do giá vàng trong nước hiện đang thấp hơn giá thế giới.
iii Giải ngân FDI 6 tháng đầu năm là 5,4 tỷ USD, bằng 98,1% so với cùng kỳ 2010

Thị trường tiền tệ:
i Lãi suất qua đêm liên ngân hàng hạ xuống 11,7% ngày 17/06, thấp nhất trong 4 tháng trở lại đây. Nhiều ngân hàng cũng đang giảm dần lãi suất huy động và cho vay từ 0,5-0,7%
ii Theo báo cáo của Bộ kế hoạch và đầu tư, NHNN đã mua vào 3 tỷ USD
iii Tính đến 10/6, theo Bộ kế hoạch và đầu tư, tổng phương tiện thanh toán chỉ tăng 2,33% và tín dụng tăng 7,05 % so với tháng 12/2010

Tin thế giới
i Theo Fitch, Hy lạp và Mỹ có nguy cơ vỡ nợ.
ii Fed nâng dự báo tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát năm 2011 và 2012. Theo đó, kinh tế Mỹ 2011 tăng trưởng từ 2,7-2,9%, thấp hơn dự báo trước đó hồi tháng 4 là 3,1- 3,3%
iii Tình hình biển đông thêm căng thẳng khi các bên liên tục cáo buộc lẫn nhau việc vi phạm chủ quyền lãnh hải.


Tuần từ 13/06
Kinh tế vĩ mô:
i Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam chính thức lần đầu tiên nhập khẩu than gần 10 nghìn tấn từ Indonexia. Theo TKV từ nay đến 2012, Việt Nam sẽ nhập 10 triệu tấn và đến 2020, sẽ nhập khoảng 100 triệu tấn/năm
ii Theo NHNN, dư nợ bất động sản giảm 13000 tỷ. Dư nợ phi sản xuất đã giảm 9,46%, chiếm còn 16,92% tổng dư nợ. Cuối năm 2010, dư nợ tín dụng BDS là 235 nghỉn tỷ, còn hiện nay là 222 nghìn tỷ đồng.
iii Tiếp tục thăt chặt tiền tệ từ nay tới cả 2012. Theo chỉ thị 922 của Thủ tướng, năm 2012 sẽ tiếp tục mục tiêu ổn định vĩ mô. Tính tới 10/6, tăng trường tín dụng đạt 7,05%, tín dụng VND khiêm tốn ở 2,72% so với tín dụng ngoại tệ ở 22,21%.

Thị trường tiền tệ:
i Sau khi hiệp hội ngân hàng kiến nghị không để tỷ giá rơi thêm, tỷ giá dollar tại các ngân hàng tăng mạnh lên tới cả 100 đồng, chủ yếu cho rằng các ngân hàng mua lại USD để cân bằng lại trạng thái ngoại tệ
ii Theo Fich Ratings, nợ xấu của ngân hàng Việt Nam lên tới 13% tổng dư nợ (theo chuẩn mực quốc tế). Trong khi đó theo NHNN, tình hình nợ xấu của ngân hàng có tăng từ 2,17 vào cuối 2010 tới mức 2,72% hiện nay.
iii NHNN rà soát về đầu tư tài chính của ngân hàng. Theo đó, tính đến 31/5, tổng giá trị đầu tư tài chính của 19 ngân hàng vừa và nhỏ (tổng tài sản dưới 80 nghìn tỷ đồng) là hơn 88 nghìn tỷ, chiếm hơn 15% tổng tài sản, trong đó, đầu tư vào chứng khoán gần 43 nghìn tỷ, chiếm 48% tổng giá trị đầu tư tài chính.

TTCK:
i Bộ tài chính đề xuất miễn thuế cho nhà đầu tư chứng khoán từ 1/8/2011 đến hết 2012.
ii Ngân hàng không được cho vay chứng khoán trên 3% vốn tự có
iii Theo UBCK, giá trị vốn hòa TTCK chỉ chiếm 32,5% GDP. Cùng thời điểm này năm 2010, giá trị vốn hóa TTCK bằng 45% GDP 2009 (740 nghìn tỷ đồng)

Kinh tế thế giới:
i Nhà đất Mỹ giảm hơn cả thời đại suy thoái, giá nhà đất đên nay đã giảm 33% kể từ khi thị trường bắt đầu lao dốc, cao hơn mức giảm 31% cuối thập niên 1920 cho tới khi thị trường chạm đáy vào đầu thập niên 1930.
ii Châu Âu họp khẩn giải cứu Hy Lạp khi rủi ro vỡ nợ sau khi S-P hạ 3 bậc tín nhiệm nợ, xuống mức tiêu cực
iii Trung Quốc tiếp tục nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên mức kỷ lục 21,5%, sau con số lạm phát tháng 5 cao nhất trong vòng 3 năm. 

Tuần từ 06/06
i Không giảm giá xăng và trích quỹ bình ổn giá xăng, tăng thuế nhập khẩu từ 0 lên 5% với diezen, dầu hỏa  từ 10/6
ii Tình hình biển Đông trở nên vô cùng căng thẳng sau nhiều va chạm giữa Trung Quốc và vài nước Asean, rất có thể ảnh hưởng lớn tới chính trị và kinh tế Việt Nam.
iii Tổ chức xếp hạng tín dụng cảnh báo hạ bậc tín nhiệm Mỹ. Fed lo ngại về đà hồi phục của kinh tế Mỹ nhưng chưa cho thấy những tín hiệu về gói kích thích QE3

Thị trường tiền tệ:
i NHNN sẽ không lùi thời hạn áp dụng tỷ lệ tín dụng phi sản xuất 22% vào cuối tháng 6 nay và tính tới nay còn 20 ngân hàng có dự nợ phi sản xuất trên 22%. Nhiều NHTM cũng đã cạn room tín dụng 20% cho cả năm 2011.
ii Thủ tướng yêu cầu NHNN kiểm tra huy động vượt trần
iii NHNN và các tổ chức quốc tế tiếp tục có quan điểm để ổn định vĩ mô, chính sách tiền tệ cần tiếp tục thắt chặt cho tới khi CPI dưới 10%

TTCK
i Nhiều CTCK bắt đầu giảm lãi suất cho các hợp đồng hỗ trợ vốn
ii Tiếp theo thông tư 74 được ban hành tuần trước, hướng dẫn chi tiết. Dự thảo về giao dịch ký quỹ được lấy ý kiến với tỷ lệ ký quỹ lên tới 65%.
iii Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 5, Thủ tướng yêu cầu sớm trình Chính phủ giải pháp ổn định TTCK, BDS (cũng như trình phương án miễn giảm thuế cho DN vừa và nhỏ)

THÁNG 5
Tuần từ 30/05
Kinh tế vĩ mô:
i Nhập siêu tháng 5 là 1,7 tỷ USD, cao nhất từ 17 tháng, và nhập siêu 6 tháng dự báo là 7,5 tỷ USD, bằng 18% kim ngạch xuất khẩu (so với kế hoạch năm là 16%)
ii Chính phủ điều chỉnh chỉ tiêu vĩ mô cho năm 2011 với CPI 15%, GDP 6%. Dự báo GDP 6 tháng đầu năm tăng 5,6%, thấp hơn so với cùng kỳ 2010 là 6,16%
iii Liên tiếp những thông tin vềVinasin: con số nợ thực tế  lớn hơn trong báo cáo, Vinasin muốn xóa 90% các khoản nợ của các chủ nợ trong nước. Chủ nợ nước ngoài tiếp tục không có thông tin gì mới.

TTCK:
i HOSE dự kiến đưa chỉ số Index 30 bắt đầu từ tháng 10, gồm 30 mã có vốn hóa lớn nhất thị trường.
ii  Thông tư 74/BTC cho phép sử dụng margin, mở nhiều tài khoản và giao dịch cổ phiếu trong ngày, áp dụng từ 01/08. Tuy nhiên, nhân viên CTCK lại không được nhận ủy quyền của nhà đầu tư.
iii Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) đề xuất lập quỹ đền bù tài sản cho nhà đầu tư chứng khoán.

Thị trường tiền tệ:
i Trong 2 ngày, NHNN liên tiếp ban hành 3 văn bản siết chặt thị trường ngoại hối:
Quyết định 1209 nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc ngoại tệ thêm 1%  lần thứ 2 trong vòng 1 tháng, không kỳ hạn và dưới 12 tháng lên 7%, trên 12 tháng  là 5%. Thông tư 13 yêu cầu các DN có trên 50% vốn nhà nước phải bán ngoại tệ cho tổ chức tín dụng từ 01/07. Và Thông tư 14 giảm lãi suất huy động USD từ cá nhân xuống còn 2% và từ tổ chức xuống còn 0,5%.
ii Dự trự ngoại tệ tăng thêm 1,2 tỷ USD
ii 
Tính tới 19/5, tăng trưởng tín dụng là 6,07%, trong khi tăng trưởng tiền gửi là 1,4%, tăng trưởng M2 là 1,57% so với đầu năm.

Tuần từ 23/05
i CPI tháng 5 tăng 2,21% so với tháng 4 và tăng 19,78% so với cùng kỳ năm ngóai. 12,07% so với tháng 12/2010, và tăng 15.09% so với bình quân 5 tháng.
ii Tỷ giá bình quân liên ngân hàng có chuỗi 6 ngày không thay đổi, ở 20673 đồng/usd
iii NHNN bác bỏ thông tin về áp trần lãi suất cho vay.


TTCK:
i Áp lực giải chấp đến từ các tổ chức chứ không phải là nhà đầu tư cá nhân như trước, do các NHTM tích cực giảm dư nợ phi sản xuất khi thời hạn 30/06 tới gần. Khối ngoại bán ròng mạnh nhất từ đầu năm (222 tỷ trên HSX) và các CTCK gia tăng áp lực bán cực mạnh
ii Chỉ số Vnindex lần đầu tiên thủng 420 trong 2 năm và Hnx-index phá vỡ mức thấp nhất ở 78 điểm. Và đảo chiều ngoạn mục vào ngày thứ năm khi thay đổi 180 độ từ dư bán sàn đầu phiên sang dư mua trần cuối phiên.
iii TTCK đã thực sự ở vào trạng thái hoảng loạn, với 10 phiên giảm mạnh liên tục mất gần 100 điểm. Tốc độ giảm cực mạnh, nhanh và liên tục tạo tâm lý hoảng loạn trên toàn bộ các thành phần của TTCK.

Tuần từ 16/05
i Thực hiện thị trường điện cạnh tranh từ 1.7
ii Hàng loạt thông tin về giảm giá các dự án bất động sản: Vincom bỏ cách tính giá bán căn hộ theo chỉ số CPI, Ecopark tiếp tục giảm giá 10% đợt 2, tiếp sau đợt 1 là 12%, thanh tra dự án Nam an khánh của SJS.


Thị trường tiền tệ:
i Lãi suất OMO tăng 100 điểm lên 15%, tức cao hơn mức lãi suất trần huy động NHTM ở 14%
ii Lãi suất trúng thầu trái phiếu chính phủ lên 13,2%
iii NHNN đã mua 1 tỷ USD tuần qua và sẽ tiếp tục mua trong những tuần tới.


Kinh tế thế giới
i Nhật suy giảm kinh tế trong quý 1/2011 0,9% so với quý 4, và 3.7% so với cùng kỳ, do hậu quả từ sóng thần ngày 11/3
ii Mỹ chưa cho thấy tín hiệu về thắt chặt tiền tệ sau QE2
iii Fitch rating tiếp tục hạ bậc tín nhiệm nợ Hi Lạp, Châu âu đang vật lộn với khủng hoảng nợ công.



Tuần từ 09/05
i Trung Quốc tăng giá bán điện cho Việt Nam thêm 13% từ đầu năm 2011, từ 5, lên 5,8 cent/kWh. Năm 2011, Việt Nam sẽ mua của Trung Quốc khoảng 4,6 tỷ kWh, chiếm 4% sản lượng cung ứng điện quốc gia.


ii Dự thảo quy định quản lý ngoại tệ với cá nhân và tổ chức.
iii Giá vàng thế giới biến động vô cùng phức tạp, với biên độ lớn, còn giá vàng Việt Nam ổn định quanh 37,5 triệu đồng/lượng.


TTCK:
i VCB sẽ niêm yết bổ sung 1,6 tỷ cổ phần thuộc sở hữu nhà nước, tăng tỷ trọng hiện tại từ 0,88% (163,2 triệu cổ phiếu đang được niêm yết) lên vị trí thứ tư với 8,74% rổ tính chỉ số Vn-index, sau VIC, MSN, BVH.
ii Dự thảo cổ đông nội bộ không được đăng ký mua và bán cổ phiếu trong cùng một khoảng thời gian.
iii Những thông tin về khoản phải thu của các CTCK từ việc dùng margin, và về một vài trường hợp cụ thể của các CTCK. Sẽ ảnh hưởng xấu tới thị trường.



Tuần từ 04/05
i Tuần giảm giá cực mạnh của hàng hóa, bạc mất 25%, vàng giảm mạnh nhất trong 2 năm qua, có lúc mất gần 100USD kể từ mức đỉnh mới được lập tuần trước, xuống dưới 1500USD/oz, giá dầu giảm mạnh nhất trong lịch sử, mất 17 USD xuống dưới 100 USD/thùng.
ii Liên tục những thông tin trái chiều về việc tăng giá điện vào đầu tháng 6. Tin EVN hiện nợ lên tới 9000 tỷ đồng và về việc giá đầu vào cho điện tăng khiến cho việc tăng giá điện chỉ còn là vấn đề thời điểm. Hiện tượng găm giữ hàng tại các cây xăng phổ biến hơn, có nhận xét cho rằng các đại lý cùng đầu mối nhập khẩu đang gây sức ép để tăng giá bán.
iii Hội nghị thường niên ADB lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam kết thúc tốt đẹp. ADB viện trợ cho Việt Nam gần 1,4 tỷ USD.


Thị trường tiền tệ
i NHNN tăng lãi suất OMO lên 14% và mở lại kỳ hạn 7 ngày.
ii NHNN gia hạn 1 tháng tới cuối tháng 7.về tỷ lệ tăng trưởng tín dụng phi sản xuất ở 22%.
iii NHNN nhiều khả năng sẽ tăng trần lãi suất huy động lên 16% từ mức 14% hiện nay.

TTCK
i Chỉ số Vn-index tăng giảm khó lường lại không phản ánh tình hình chung khiến nhà đầu tư thêm bức xúc. Giao dịch thỏa thuận trong ngày thứ sáu đạt 291 tỷ, cao nhất trong 4 tháng.
ii Chính phủ đã đồng ý việc miễn giảm thuế thu nhập cá nhân và thuế cổ tức. Tuy nhiên sẽ chỉ được sửa đổi vào kỳ họp quốc hội 2012.
iii Bên lề đại hội cổ đông VCG, các quỹ đầu tư cho rằng việc TTCK suy giảm khiến họ thua lỗ triền miên là do chính sách không đồng nhất của Chính phủ, và sự chậm chễ của cơ quan quản lý thị trường. Đó là cảnh báo cho sự phát triển của thị trường bởi vai trò quan trọng của các nhà đầu tư chuyên nghiệp.

THÁNG 4
Tuần từ 25/04
Tin thế giới:
i Lần đầu tiên trong lịch sử, Fed tổ chức họp báo, hạ dự báo tăng trưởng và tăng dự báo lạm phát của Fed, đồng thời huy động các kênh vốn khác để đảm bảo không vượt trần nợ quốc gia. Giá vàng thế giới bật tăng mạnh lập đỉnh gần 1570 USD/oz. 

ii Sau Mỹ, S&P tiếp tục hạ điểm tín nhiệm nợ Nhật Bản 1 bậc từ AA xuống AA-. do lo ngại về thâm hụt ngân sách để tái thiết sau thảm họ sóng thần.

iii Chứng khoán Mỹ tiếp tục chuỗi ngày tăng điểm ấn tượng sau những thông tin tích cực về kết quả kinh doanh quý 1, dù bị S&P cảnh báo hạ bậc tín nhiệm tuần trước và Fed hạ dự báo tăng trưởng. 

Tin trong nước:
i Thị trường tiền tệ: Hạ tiếp lãi suất huy động USD của tổ chức về 0%, thanh khoản USD của NHTM tốt, giá USD liên tục hạ và giá bán ra tại NHTM thấp hơn giá trần quy định và còn thấp hơn cả trên thị trường tự do. Tăng lãi suất tái chiết khấu và tái cấp vốn lần thứ 2 trong vòng 4 tuần lên 100 điểm.


ii Vàng trong nước lập kỷ lục mới ở 38,55 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên tốc độ tăng của giá vàng trong nước yếu hơn theo giá thế giới, có thể do từ 1/5 các NHTM sẽ chính thức ngừng cho huy động và cho vay bằng vàng cũng như việc Hà Nội sẽ kiểm tra các cơ sở kinh doanh vàng từ 2/5.



ii Nhiều tổ chức tài chính quốc tế uy tín và chuyên gia kinh tế Viêt Nam dự báo lạm phát ở Việt Nam sẽ đạt đỉnh ở mức 21-22% vào giữa năm nay, và nâng mức dự báo lạm phát cả năm 2011 lên 17,5%. Thủ tướng yêu cầu các bộ kiềm chế lạm phát cả năm ở 12-13%.

Tin TTCK: 
i Bộ tài chính xem xét miễn thuế cổ tức và thuế thu nhập từ đầu tư chứng khoán. Đây có thể là một tín hiệu cho thấy sự quan tâm của Chính phủ tới TTCK. Sở GDCK HOSE sẽ triển khai lệnh thị trường từ 1/6.


ii Các quỹ ETF tiếp tục đăng ký lượng mua và bán rất chênh lệnh trong khi lượng tiền mặt của quỹ không còn nhiều khiến tâm lý thị trường dao động do những nhận định về việc "làm giá" của các quỹ ETF này


iii Hai chỉ số diễn biến hoàn toàn trái ngược nhau, trong khi Vn-index liên tục tăng cao mới mức tăng hơn 20 điểm thì Hnx-index tiếp tục xu thế giảm, diễn biến này khá giống với thời kỳ đầu năm (từ giữa tháng 1) khi chỉ số Vn-index chịu ảnh hưởng mãnh mẽ của nhóm vài cổ phiếu lớn.



Tuần từ 18/04
Tin trong nước
i Sau khi chỉ số CPI tại các tỉnh công bố với mức tăng rất mạnh, CPI cả nước tháng 4 so với tháng 3 tăng 3,32%, mức chưa từng có từ 16 năm nay, tức cao hơn cả thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008. Nâng mức tăng CPI từ đầu năm tới này lên gần 10%, vượt xa mức kế hoạch cả năm 7% do quốc hội đặt ra. 
ii Bộ Tài chính xem xét tăng mức khởi điểm chịu thuế thu nhập cá nhân, đồng thời về thuế cổ tức, dự kiến khoảng 250 nghìn người sẽ có tác động từ sự điều chỉnh này
iii Một lộ trình dừng huy động và cho vay vàng của các NHTM ấn định từ tháng 5/2011 và hoàn tất vào tháng 5/2013, thời gian 2 năm để đảm bảo cân bằng trạng thái tại các NHTM. Đồng thời ngừng quy đổi sang tín dụng VND từ việc huy động vàng.

Tin doanh nghiệp:
Mùa đại hội cổ đông đang diễn ra, điểm đáng lưu ý nhất là ngoài kế hoạch lợi nhuận khiêm tốn trong năm nay thì rất nhiều doanh nghiệp có kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn, và với mức tăng "khùng" như VCG tăng từ 2000 tỷ lên 5000 tỷ VND, VCB thếm 703 triệu cổ phiếu lên hơn 24.622 tỷ vnd, PVX tăng gấp đôi vốn lên 5000 tỷ vnd...

Tin thế giới
+ Giá vàng thế giới tăng tuần thứ sáu liên tiếp, vượt mốc 1500 USD/oz và lập kỷ lục ở 1512 USD/oz ngày từ đầu tuần. Tuy nhiên với việc NHTM sẽ ngừng huy động và cho vay vàng như ở trên thì giá vàng trong nước tăng nhẹ lên tới 37,77 triệu/lượng rồi sau đó giảm trở lại. 
+ Hãng xếp hạng tín nhiệm S&P bất ngờ hạ độ tín nhiệm nợ của Mỹ xuống tiêu cực (xem thêm).

Tuần từ 13/04
Giao dịch 3 ngày cuối tuần do kỳ nghỉ lễ giỗ tổ Hùng Vương
+ Những nhận định khác nhau về CPI của tháng 4, có nhận định lên tới 3%, khiến nhà đầu tư hạn chế giao dịch, ngoài ra do yếu tố nghỉ lễ nên thanh khoản giảm mạnh.
+ Tiếp tục thắt chặt và sẽ khẩn trương. ban hành các văn bản quản lý chặt thị trường ngoại hối và thị trường vàng. Chính vì vậy, trong khi giá vàng thế giới lập kỷ lục mọi thời đại 1489,10 USD/oz, do những lo ngại về nợ công khu vực Châu âu và lạm phát trên toàn thế giới, thì giá vàng Việt Nam vẫn đứng nguyên quanh mức 37,1 triệu VND/lượng (giá này duy trì từ lúc giá vàng thế giới ở 1400 USD/oz). Giá USD tại thị trường tự do thấp hơn giá tại NHTM lần đâu tiên từ 2 năm trở lại đây. Ngoài ra, quyết định 24 TTg về việc điều chỉnh giá điện theo cơ chế thị trường áp dụng từ 1/6 (xem chi tiết tại đây).
+ Tin DN: CTCK Kim Long tiếp tục tổ chức không thành công DHCD lần 2. Nhiều doanh nghiệp niêm yết sụt giảm mạnh lợi nhuận sau kiểm toán, lên tới 40-50%. Công ty cho thuê tài chính 2 của Ngân hàng nông nghiệp lỗ 3000 tỷ VND năm 2009, gấp 8,5 lần vốn điều lệ, lỗ tiềm ẩn 2010 lên tới gần 1300 tỷ VND, báo hiệu một Vinasin thứ hai.

Tuần từ  04/04
+ Tiếp tục tăng giá, 22/ND/CP quy định lương tối thiểu chung từ 1/5 thêm 100.000 đồng/tháng lên 830.000 đ/tháng. Giá than âm thầm được phê duyệt tăng giá từ 20-40%.
+ Vàng trong nước trầm lắng trước sự phi mã của giá vàng thế giới. Giá vàng thế giới tăng rất mạnh và lập đỉnh mới 1468 USD/oz trong tuần, trong khi đó, giá vàng trong nước chỉ tăng nhẹ và vượt mốc 37,2 triệu đồng/ lượng. Giá vàng Việt Nam hiện tại đã thấp hơn giá thế giới.
+ Tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp: Bồ Đào Nha xin cứu trợ từ Châu âu, phóng xạ từ Nhật Bản lan rộng, Mỹ nhanh chóng rút để tránh xa lầy khỏi cuộc chiến tại Lybia đồng thời chính phủ có nguy cơ tê liệt do ngân sách tài khóa. Trung quốc tiếp tục tăng lãi suất. Tất cả đều là yếu tố hỗ trợ vàng.


THÁNG 3
Tuần từ  28/03
+ Xăng bất ngờ  tăng tiếp thêm 2000d lên 21300d/lít, vậy sau 2 lần tăng giá, xăng đã tăng gần 30%. Giá cả các mặt hàng chuẩn bị vào đợt tăng giá mới từ tháng 4 dưới tác động của đợt điều chỉnh giá điện, xăng lần trước.
+ CPI tháng 3 tăng 2,17%, cao nhất từ 3 năm qua, CPI quý 1 ở 6,1%, so với chỉ tiêu cả năm là 7%, một điểm cần lưu ý là CPI 3 tháng chưa phản ánh việc tăng giá hàng hóa, dịch vụ do các đợt điều chỉnh liên tiếp từ cuối tháng 2 của điện và xăng. GDP quý 1 đạt 5,43%, thấp nhất từ 2 năm nay.
+ Tiếp tục các giải pháp ổn định vĩ mô, gồm tăng các lãi suất chủ chốt lên 13% (xem chi tiết), lãi suất tái cấp vốn lên cao nhất trong vòng 2 năm, nhiều tổ chức tài chính quốc tế nhận định, NHNN sẽ còn phải tăng lãi suất lên 14-15%. Để tháo gỡ khó khăn về vốn, Thủ tướng đã đồng ý giãn 1 năm thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, ước khoảng 7000 tỷ vnd với khoảng 200 nghìn doanh nghiệp.

Tuần từ  21/03
+ CTCK Kim Long (KLS) không tổ chức Đại hội cổ đông do không đủ tỷ lệ tham dự. Ngay sau đó, ra quyết định dừng phương án chuyển đổi, giữ nguyên các hoạt động của một CTCK. Các CTCK đang loay hoay tìm phương hướng và đẩy mạnh tái cơ cấu để trải qua thời kỳ khó khăn kéo dài.
+ Khối ngoại giảm mạnh giao dịch, khiến thị trường thiếu tính định hướng. Đặc biệt trong tuần qua xuất hiện nhiều thông tin về các quỹ ETF, cho thấy nguồn tiền mặt của các quỹ gần như đã cạn.
+ Thị trường đã có những phiên tăng điểm trên diện rộng, phản ánh tâm lý vững vàng hơn của nhà đầu tư so với các đợt giảm giá trước, trong đó có nhiều mã cổ phiếu tăng trần liên tiếp.

Tuần từ 14/03
+ Thảm họa động đất và sóng thần tại nhật Bản, tồi tệ nhất kể từ sau thế chiến thứ 2, ngay lập tức TTCK toàn cầu chao đảo, thị trường hàng hóa lao dốc, vàng mất mốc 1400 USD/oz và dầu mất mốc 100 USD/thùng, thêm nỗi lo về rò rỉ hạt nhân, quá trình hồi phục sẽ rất tốn kém và mất nhiều thời gian, điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới đà hồi phục của kinh tế thế giới vốn đang chật vật sau khủng hoảng khi Nhật là nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới. Nhóm G7 đã lần đầu tiên can thiệp vào các thị trường tiền tệ để giúp Nhật Bản.

+ Sóng trên thị trường tiền tệ, lãi suất qua đêm liên ngân hàng có lúc trên 20%, lãi suất huy động không kỳ hạn có nơi lên tới 12%, và lãi suất có kỳ hạn ngắn được ghi nhận ở 18,5%, sau thời gian ngắn chịu ảnh hưởng từ biện pháp hành chính thì việc các NHTM phá rào lãi suất cho thấy sự thiếu thanh khoản trong hệ thống NH, sẽ có những rủi ro lớn cho rủi ro của hệ thống cho thời gian tới,

+ Động thái tái cơ cấu mạnh mẽ danh mục của khối ngoại, riêng ngày thứ sáu bán ròng là 200 tỷ đồng, nhiều nhất từ năm rưỡi trở lại đây, nâng tổng khối lượng bán ròng trong tuần 250 tỷ đồng. Ngược lại, khối ngoại tập trung mua rất mạnh hai mã CTG với 10,7 triệu đơn vị và VCG với 4,7 triệu đơn vị

Tuần từ 07/03
+ TTCK Việt Nam có phiên tăng điểm mạnh nhất kể từ đầu năm 2011 vào thứ 5 trong tuần với mức tăng ấn tượng gần 16 điểm trên sàn HO và gần 4 điểm trên sàn HA. Sự đảo chiều đột ngột và đồng loạt trên cả 2 sàn, nhất là trong bối cảnh thị trường vàng và USD ảm đạm sau kỳ tăng kéo dài gợi mở hi vọng cho nhà đầu tư về sự hồi phục trên TTCK.
+ Thị trường USD tự do đột ngột ngừng hoạt động, bắt đầu từ Hà Nội, tới Hồ Chí Minh và sau đó là các tỉnh, người dân có nhu cầu giao dịch USD chỉ còn một kênh là bán cho NHTM, tuy nhiên nếu cần mua thì không dễ dàng. Đây thực sự là một biện pháp hoàn toàn mang tính hành chính, mức độ dollar hoá ở Việt Nam là mạnh và việc dùng những biện pháp hành chính sẽ có những ảnh hưởng không tốt cho sự vận hành của thị trường.
+ Giá vàng quốc tế và Việt Nam biến động trái chiều nhau, trong khi giá trên thị trường quốc tế tiếp tục tăng cao do bất ổn chính trị tại Libi và ảnh hưởng của giá dầu cao, thì giá tại thị trường Việt Nam giảm do những e ngại từ chính sách cấm mua bán vàng miếng.

THÁNG 2
Tuần từ 28/02
+  Một trong những CTCK có vốn điều lệ lớn nhất là Kim long (KLS), tuyên bố chuyển đổi hoạt động, bỏ nghiệp vụ môi giới và tư vấn, sẽ trình để được thông qua vào DHCD tới, đây là một sự kiện chấn động TTCK, đánh dấu một giai đoạn mới của TTCK cũng như của các CTCK.
+ NHNN liên tiếp ra các văn bản chi tiết thực hiện nghị quyết 11 CP, gồm chỉ thị 01 giảm tín dụng phi sản xuất về còn 16% vào cuối năm và thông tư 02 quy định về trần lãi suất huy động của tổ chức tín dụng 14%.
+ Vàng và dầu liên tục tăng giá, vàng lập đỉnh cao mọi thời đại có lúc lên tới 1440 USD/oz. Giá dầu cũng chính thức vượt qua mốc 100 USD/thùng. Cả hai đều chịu tác động của bất ổn ở Libya.

Tuần từ 21/02
Tuần qua, TTCK Việt Nam trải qua nhiều thông tin xấu, trong nước chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 2 cả nước ở mức rất cao 2,09%, hàng loạt quyết định tăng giá mặt hàng cơ bản với các mức tăng kỷ lục như điện 15.28%, giá xăng thêm 2900 đ/lít, tương đương 17,68%. Tuy nhiên, gói giải pháp cũng như quyết tâm của chính phủ có thể đem lại kỳ vọng vào sự ổn định vĩ mô của Việt Nam cho thời gian tới, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Những bất ổn chính trị trên thế giới làm cho vàng và dầu liên tiếp có những mức giá cao mới, TTCK Mỹ và Châu Âu cũng trải qua tuần mất điểm mạnh nhất kể từ đầu năm 2011.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét