Sau khi bị S&P bất ngờ hạ bậc tín nhiệm nợ, chính phủ Mỹ hối hả các biện pháp để tránh những điều xấu hơn. Phản ứng của Việt Nam như thế nào khi bị hạ bậc tín nhiệm năm 2010 vừa qua, cùng xem lại và ngẫm nghĩ:
Thứ hai 19/4 vừa qua, tổ chức định giá tín nhiệm uy tín S&P đã bất ngờ hạ điểm tín nhiệm nợ của Mỹ xuống tiêu cực, do những lo ngại về bội chi ngân sách của nước này. Trong số những ý kiến của Nhà trắng ngay sau đó, ta thấy nổi bật lên tinh thần cầu thị, rằng "điều này (việc hạ độ tín nhiệm) cũng có ý nghĩa tích cực, khiến hai đảng sẽ phải quyết tâm hơn trong cuộc đấu tranh giảm bội chi ngân sách." Thực tế cho thấy trước đó, chính phủ Mỹ đã có nguy cơ phải đóng của hai đảng không thống nhất được mức giảm chi ngân sách cho năm tài khóa mới.
Cũng theo đó, chính phủ Trung Quốc ra phát ngôn rằng Mỹ phải có trách nhiệm hơn nữa trong việc cắt giảm bội chi ngân sách, tránh để tình trạng thêm xấu, ảnh hưởng tới sức mạnh USD.
Đó là phản ứng của chính phủ sau khi bị đánh tụt hạng. Còn nếu mới chỉ bị cảnh báo thì phản ứng của các nước phát triển sẽ phản ứng thế nào.
Còn nhớ, trong vòng xoáy cuôc khủng hoảng nợ Châu Âu, sau khi nhiều nước bị hạ bậc tín nhiệm nợ, cuối năm 2010, Moody ra cảnh báo sẽ hạ điểm tín nhiệm của Pháp nếu không nhìn thấy các biện pháp cụ thể để giảm bội chi ngân sách. Ngay lập tức chính phủ Pháp đã phải họp khẩn cấp, đề ra các phương án để tránh bị đánh tụt hạng.
Nhìn về Việt Nam, Fitch Ratings ngày 29/7/2010 đã cắt giảm một bậc điểm tín nhiệm nợ quốc gia của Việt Nam từ BB- xuống B+. Tiếp theo đó, tháng 12/2010, Moody đã hạ xếp hạng nợ chính phủ Việt Nam xuống mức B1 từ mức Ba3 bởi rủi ro khủng hoảng cán cân thanh toán, áp lực mất giá của tiền đồng và lạm phát tăng cao.
Phản ứng lại với thông tin bị hạ điểm tín dụng, từ quan chức tới các chuyên gia kinh tế hàng đầu của Việt Nam đều cho rằng, việc bị hạ điểm như vậy không ảnh hưởng nhiều tới nền kinh tế Việt Nam, rằng việc hạ điểm tín dụng như vậy chỉ phản ánh quan điểm của cá nhân những người làm báo cáo và rằng họ không ở Việt Nam nên không hiểu hết tình hình, và nhất là đều nghi ngờ về tính đúng đắn của việc hạ điểm tín nhiêm này ...
Kết quả: chúng ta đều đã thấy điều gì đang xảy ra đối với nền kinh tế Việt Nam chỉ vài tháng sau khi bị hạ điểm tín nhiệm. Tin cập nhật ngay trong hôm nay, 20/4, Moody giữ nguyên xếp hạng nợ của Việt Nam ở mức tiêu cực đồng thời ra cảnh báo có thể tiếp tục hạ tín nhiệm do lo ngại về lượng dự trữ ngoại hối quá mỏng.
Tham khảo:
Việc cảnh báo hay hạ bậc tín nhiệm, phản ánh những lo ngại có thể xảy tới trong tương lai chứ không phải là những điều đã có hay đang xảy ra, vì vậy, nếu nhìn nhận không nghiêm túc để có các biện pháp cần thiết, tình hinh hoàn toàn có thể xấu hơn cả các nhận định của các tổ chức xếp hạng tín dụng. Khi có nguy cơ hoặc bị hạ bậc tín nhiệm, chi phí huy động vốn của Chính phủ cũng như của Doanh nghiệp sẽ tăng lên, do việc tăng của những rủi ro tiềm tàng nêu trong báo cáo tín nhiệm. Và điều này là không ai muốn.
Bản đánh giá xếp hạng tín dụng một quốc gia hay một công ty của các công ty xếp hạng tín nhiệm thực sự là một tài liệu rất đáng quan tâm, ngắn gọn, phản ánh đầy đủ các rủi ro tiềm tàng. 4 tổ chức định giá tín nhiệm lớn nhất thế giới là S&P, Moody, Fitch và JP Morgan. Khi một tổ chức tài chính muốn đầu tư vào đâu, mua trái phiếu công ty hay quốc gia, điều đầu tiên cần làm là tham khảo các bản xếp hạng tín nhiệm, bởi tính trung thực và tính so sánh trên toàn cầu của các tổ chức này. Tại Việt Nam thời gian qua để có thể phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế, CTCP Hoàng Anh Gia Lai cũng đã mời các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đánh giá.
Việc cắt giảm bội chi ngân sách bao giờ cũng là một việc làm phức tạp, nhất là đối với các nước phát triển, giảm chi và tăng thu, phúc lợi xã hội giảm xuống khiến dân bất bình, dẫn tới biểu tình bãi công, độ hài lòng của người dân với chính phủ giảm xuống và điều này sẽ khiến các đảng đối lập có cớ để phản đối chính phủ, vì vậy việc thống nhất về cắt giảm ngân sách giữa các đảng phái luôn là một điều rất khó khăn.
Lời bình: chỉ khi nào thực sự dám nhìn thẳng vào những khó khăn, hạn chế, chỉ khi đó ta mới có thể tiến lên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét