TTCK Việt Nam 7 tháng đầu năm

TTCK lao dốc từ 1 năm này làm nản lòng cả các nhà đầu tư tổ chức. Liệu mức P/E hấp dẫn đã đủ để thu hút dòng tiền trong bối cảnh thắt chặt và bất ổn vĩ mô?

Xem phần 1 Kinh tế vĩ mô Việt Nam 7 tháng đầu năm-Còn nguyên những thách thức
Xem thêm Báo cáo TTCK 3 tháng đầu năm và triển vọng 2011
 
I Tổng quan TTCK 7 tháng đầu năm
1 Diễn biến thị trường
Đi ngang rồi sụt giảm là diễn biến chính và lặp lại nhiều lần của chỉ số từ đầu năm tới nay. Quá trình đi ngang giảm nhẹ diễn ra trong thời gian dài cùng với thanh khoản ngày càng thấp làm bên bán mất kiên nhẫn khiến thị trường thường kết thúc bằng một đợt giảm điểm mạnh. Sự hồi phục đáng kể suy nhất diễn ra vào cuối tháng 5 trong hơn 2 tuần khi mà trước đó, thị trường rơi vào trạng thái hoảng loạn, giải chấp ồ ạt với cả chục phiên mất điểm mạnh.
Diễn biến Vn-index 7 tháng đầu năm 2011

Kết thúc tháng 7, Vn-index dừng ở 405,7 điểm, mất gần 80 điểm tương đương 16,4% so với 484,66 điểm vào cuối năm 2010. Vn-index xuống mức thấp nhất ở 371.03 điểm vào ngày 26/5 và ngay sau đó hồi phục mạnh mẽ 90 điểm chỉ trong vòng 7 phiên.  Phiên giao dịch ngày 25/7 có mức thanh khoản 250 tỷ đồng thấp nhất trên sàn HOSE từ 28 tháng nay. Giá trị vốn hóa thị trường khoảng 26 tỷ $ tính đến 20/7 nếu tính toàn bộ các cổ phiếu niếm yết, và giảm chỉ còn 35% của số đó nếu chỉ tính các cổ phiếu được tự do chuyển nhượng. 

Diễn biến Hnx-index 7 tháng đầu năm 2011

Hnx-index phản ánh chung thực hơn so biến động toàn thị trường. Hnx-index đóng của ở 69,55 điểm cuối tháng 7, mất 44,7 điểm, tương đương hơn 39% so với 114,24 điểm vào cuối năm 2010. Hnx-index có mức thấp nhất ở 66.09 điểm cũng vào ngày 26/5 và sau đó hồi phục vượt mốc 80 điểm tức 20% trong vòng 2 tuần sau đó

Thanh khoản giảm sút mỗi ngày làm nản lòng mọi nhà đầu tư. Nếu quý 1, giá trị giao dịch bình quân trên cả 2 sàn đạt gần 1.334 tỷ đồng thì trong quý 2 chỉ còn 967 tỷ, giảm gần 27,5% so với quý 1 và 49% so với quý 4/2010. Và thanh khoản trong tháng 7 tiếp tục giảm mạnh với 620 tỷ đồng/phiên.

Tính đến đầu tháng 6, tổng giá trị vốn hóa thị trường là 643,4 nghìn tỷ đồng, bằng 32,5% GDP 2010, thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái là 740.4 tỷ đồng, bằng 45% GDP 2009

2 Về hoạt động của khối ngoại:

 Giá trị mua ròng trên HOSE 7 tháng đầu năm

Tháng 4, khối ngoại ngoài mua ròng do hở room 1,6 triệu đơn vị VNM giá trị 164 tỷ, thì còn lại hầu hết là các mã có ảnh hưởng mạnh tới chỉ số như BVH, VIC, MSN, DPM, CTG... giúp Vn-index tăng 30 điểm trong khi Hnx-index giảm điểm mỗi ngày.
Tháng 6, khối ngoại mua ròng mạnh nhất chủ yếu do lấp 3% room VNM với giá trị 750 tỷ đồng.
Tháng 7, khối ngoại chủ yếu mua ròng FPT với 4 triệu đơn vị, giá trị 212 tỷ đồng

3 Hoạt động của các CTCK:
Hoạt động các CTCK quý 2 là rất xấu khi 13 CTCK thua lỗ trên 743 tỷ đồng trong đó có 2 CTCK lỗ trên 150 tỷ đồng. Tính tới hết quý 2 có tới 60/105 CTCK thua lỗ, trong khi con số này chỉ là 20 trong năm 2010, trong đó có một số CTCK đã gần như hết vốn chủ sở hữu.


Quý 2, CTCK Sài Gòn-Hà Nội (SHS) có mức lỗ lớn nhất với 334, lũy kế 6 tháng lỗ hơn 382 tỷ đồng. Tiếp theo là SBS với mức lỗ 164 tỷ, lũy kế 6 tháng hơn 150 tỷ đồng. Chứng khoán VnDirect (VND) lỗ 87 tỷ đồng và lũy kế là 129 tỷ đồng. 


Doanh thu giảm mạnh và dự phòng giảm giá chứng khoán tăng cao là nguyên nhân chính. Doanh thu hoạt động môi giới và tài chính đều giảm mạnh so với cùng kỳ. Tỷ trọng doanh thu khác so với doanh thu ở mức cao KLS( 90%), SME (80%), VND (84%), SHS (60%)…
2 CTCK lãi lớn nhất trong quý 2 là KLS 55,5 tỷ đồng đến từ nguồn gủi tiết kiệm và AGR (lãi hơn 49 tỷ đồng). Ngay cả CTCK lớn như SSI, HSC thì con số lợi nhuận cũng rất khiêm tốn dù đã tích cực hơn quý I. SSI với vốn chủ sở hữu gần 5.000 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ hơn 5 tỷ đồng, lũy kế 6 tháng lỗ 96 tỷ đồng.

II Đặc điểm chính TT
1 Liên tiếp các tin xấu
Có thế nói, trong kỳ nhà đầu tư đón nhận những cơn mưa tin xấu, khi thì ào ào như cơn mưa rào mùa hè, đó là việc điều chỉnh liên tiếp giá các mặt hàng cơ bản, khi thì rả rích như những cơn mưa ngâu như nỗi lo hàng tháng chỉ số lạm phát, giá vàng.

2 Các nhà đầu tư tổ chức rời khỏi TT
Áp lực giải chấp từ giữa tháng 5 là cực mạnh và khác như những lần giải chấp lần nước, các CTCK, các tổ chức tín dụng, đầu tư, các Doanh nghiệp sản xuất, dưới áp lực chính sách và nguy cơ thiếu vốn, đã tìm cách thu hồi vốn từ TTCK. Mức chiết khấu lớn từ 20-44% của các quỹ khiến họ hoàn toàn không có cơ sở để có thể huy động thêm quỹ mới, thậm chí đứng trước nguy cơ đóng quỹ nếu điều kiện thị trường không được cải thiện (cơ chế quỹ mở, room cho khối ngoại, ...)

3 Niềm tin nhà đầu tư cạn kiệt
Thanh khoản là chỉ báo rõ ràng thể hiện điều đó, khi hàng trăm báo cáo, hàng nghìn bản tin cho thấy giá cổ phiếu đã ở mức rẻ hơn mớ rau, cốc  trà đá nhưng vẫn vắng bóng các nhà đầu tư.

III Nhận định cho thời gian tới
Đã có nhiều phân tích, nhận định và khuyến nghị đầu tư trung dài hạn vào TTCK từ 1 năm nay, nhưng kết quả đã rõ. Niềm tin nhà đầu tư cạn kiệt khiến mức giá rẻ nhất trong lịch sử cũng không còn đủ sức hấp dẫn.
Trong khó khăn luôn nhìn thấy cơ hội. TTCK sẽ đi trước kinh tế vĩ mô 3-6 tháng. Khi thị trường chưa rõ xu hướng và vẫn đang có dấu hiệu cạn cầu, cơ hội mua vào với mức giá đặt ra được chủ động và thích hợp cho một mục tiêu đầu tư lâu dài. Thị trường hiện tại đang thực sự có triển vọng cho việc đầu tư giá trị, với mục tiêu  nắm giữ từ 6 tháng trở nên.

Đầu tư ngắn hạn: quan sát
Từ 6 - 12 tháng: 30% tiền mặt
Trên 12 tháng: 50% tiền mặt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét