Kinh tế vĩ mô Việt Nam 3 tháng đầu năm 2011 Phần 2 - TTCK Việt Nam và triển vọng 2011

TTCK Việt Nam tiếp tục suy giảm cả về điểm số và thanh khoản, một sự giảm sâu và mạnh kéo dài gần 1 năm khiến nhà đầu tư, các doanh nghiệp cũng như các CTCK đang đối mặt với rất nhiều khó khăn. Tổng hợp về TTCK thời gian qua và nhận định cho tháng còn lại 2011. 


Đặc điểm chính:
+ Thị trường chịu tác động nhiều của nhà đầu tư nước ngoài, về mặt tâm lý cũng như giá trị giao dịch. Nhiều thời điểm khi thị trường rơi vào trạng thái xấu nhất thì việc liên tiếp mua ròng của nhà đầu từ nước ngoài có tác dụng ổn định tâm lý của nhà đầu tư cá nhân, giúp cho thị trường tránh được những đợt giảm sâu. Tuy nhiên, có thể thấy hành động của khối ngoại từ đầu năm là khá linh hoạt, và cũng khó để có thể ăn theo, khi mà tất cả tin tưởng hướng đầu tư vào các mã bluechips như khối ngoại thì họ âm thầm chuyển hướng, khiến việc chạy theo của khối nội thực sự không thu được kết quả đáng kể.

+ Tin tức xấu dồn dập tới TTCK, từ các yếu tố trong nước như lạm phát, tỷ giá, lãi suất, gói giải pháp ổn định vĩ mô của chính phủ, cho tới ảnh hưởng của thị trường quốc tế, như giá cả hàng hóa leo thang, tình hình nợ công châu âu và chiến tranh, thảm họa tự nhiên. Bất chấp các yếu tố đó, TTCK Mỹ và Nhật bản ngay khi có thảm họa sóng thần, liên tục tăng điểm, thì TTCK Việt Nam ngày nốt ngày giảm điểm, cho thấy rõ ràng, các yếu tố trong nước có ảnh hưởng quyết định tới TTCK.

+ Trong giai đoạn từ 3/3 trên sàn HO và từ 9/3 với sàn HA, thị trường đã có những nỗ lực đáng kể trong việc phá xu thế giảm, đã có lúc, thị trường có những phiên hứng khởi, tăng mạnh trên cả 2 sàn và vào vào toàn bộ các mã, và cũng có hiện tượng dòng tiền chảy quanh các mã ngành như khoáng sản, chứng khoán, điện, tuy nhiên, dòng tiền yếu bởi chính sách đã không thể thay đổi xu thế chung.

Khoảng thời gian chạm đáy khác nhau của 2 sàn cũng cho thấy sàn HO thường có phản ứng trước, và sau đó kéo theo sự phản ứng của sàn HA. Nói cách khác, độ trễ của sàn HA phản ánh rằng dòng tiền chảy vào HA sau thời gian quan sát và  khẳng định xu thế từ HO. Và việc tăng của HO luôn bắt đầu từ hành động của khối ngoại, hành động của khối này lại phụ thuộc nhiều vào các quỹ ETFs suốt năm qua.

Kết quả: Lỗ- liên tục và kéo dài nhiều ngày nhiều tháng, từ cá nhân, tổ chức tới các CTCK. Nhà đầu tư rơi vào trạng thái chán nản do thị trường trầm lắng và thiếu vắng sản phẩm mới; các tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài đều lỗ từ hoạt động đầu tư, cũng như chịu ảnh hưởng nặng nề từ việc làm giá từ năm 2010; nhiều CTCK lỗ và lỗ liên tiếp 3, 4 năm. Hệ quả là nhà đầu tư cá nhân tìm kênh đầu tư khác; tổ chức tìm cách thoát toàn bộ vốn khỏi các công ty có vết làm giá; các CTCK giải thể, bán vốn, tái cơ cấu và chuyển hướng hoạt động.

Vấn đề còn tồn tại
+ Việc chỉ số Vn-index không phản ánh toàn thị trường tiếp tục xảy ra, gây nhiễu và làm ảnh hưởng nhiều tới niềm tin của nhà đầu tư. Chỉ số Vn-index và Hnx-index thường xuyên diễn biến trái chiều nhau. Việc chỉ số Vn-index tăng do ảnh hưởng mạnh từ chục mã có tỷ trọng lớn trong khi đa số vẫn giảm khiến nhà đầu tư không thể có một cái nhìn chính xác về xu hướng của thị trường.

+ Các sản phẩm mới tiếp tục lỡ hẹn: T+2, mua bán cũng phiên, cho vay mua chứng khoán cũng như vấn đề thuế thu nhập từ bán và nhận cổ tức. Trong khi thời gian qua, trong khi UBCK ban hành nhiều quy định để kiểm soát rủi ro của các CTCK thì việc không có thêm bất kỳ một sản phẩm mới nào khiến cho thị trường càng thêm trầm lắng.

Phân tích kỹ thuật:

Diễn biến chỉ số Vn-index 3 tháng đầu năm 2011

Vn-index kết thúc quý ở 461,13 điểm, giảm 23,53 điểm, tương ứng 4,9%, thanh khoản trung bình tháng khoảng 31,5 triệu cổ phiếu được giao dịch. Vn-index đạt mức cao nhất ở 529,200 điểm vào ngày 9/2, 2 ngày trước khi điều chỉnh tỷ giá, và thấp nhất ở 449,78 vào ngày 3/3.

Vn-index dao động trong kênh tăng giá hình thành từ cuối năm 2010, và khi các đỉnh ngày càng thấp dần, hình thành nên vùng tam giác giá xuống, khi giải bollinger thu hẹp thì khả năng có sự biến động mạnh trong thời gian tới là có thể xảy ra. Vn-index có hỗ trợ mạnh ở 420 và tiếp theo là ngưỡng tâm lý rất quan trọng 400.

Diễn biến chỉ số Hnx-index 3 tháng đầu năm 2011

Hnx-index kết thúc quý 1 ở 91,47 so với mức 114,24 vào đầu năm, giảm tương đương về số tuyệt đối so với Vn-index là 22,77, nhưng về tương đối thì giảm mạnh tới 20%. Thanh khoản trung bình tháng là 25,5 triệu cổ phiếu được giao dịch. Ngoài phiên giao dịch đầu tiên của năm ở 115,13, thì Hnx-index đạt mức cao nhất ở 110,72 cũng vào ngày 9/2 như Vn-index, và thấp nhất ở 87,88 ngày 9/3.

Hnx-index dao động trong kênh giá xuống hình thành từ cuối năm 2010. Thanh khoản sàn HA có những phiên vượt sàn HO. Hiên tại các chỉ số kỹ thuật đều cho thấy khả năng tiếp tục giảm điểm, và chỉ số sẽ kiểm tra mức đáy 88 điểm.

Diễn biến 2 chỉ số từ 20-08-2010 tới 11-03-2011

Cơ hội:
+ Giá cổ phiếu đã xuống rất thấp, thấp hơn thời kỳ chỉ số Vn-index ở đáy 420 vào năm 2010. Sàn HNX có P/E  đang  ở mức thấp nhất, trung bình là 7,2 lần. Sàn HOSE có trung bình P/E < 9,5 lần. Tại 2 sở giao dịch HNX và HSX có khoảng hơn 650 mã niêm yết thì đến thời điểm 28/03/2011 có gần 100 CPs có chỉ số P/E là 3.x, khoảng 320 DN có chỉ số P/E bé hơn 6. Và 500 DN có chỉ số P/E bé hơn 10. Khoảng 330 DN có giá cổ phiếu thấp hơn giá trị sổ sách.

+ Chính phủ đang quyết liệt thực hiện các biện pháp mạnh ổn định vĩ mô, sẽ có độ trễ từ 3-6 tháng để các biện pháp này có tác động tới nền kinh tế. Hi vọng vào sự ổn định từ quý 3. Tỷ giá đã không còn có sự chệnh lệnh giữa thi trường tự do và chính thức, lạm phát nhiều khả năng đã tạo đỉnh vào tháng 3 và có thể giảm từ tháng 5, hướng tới lãi suất sẽ bớt căng thẳng. Từ đó các doanh nghiệp mới có thể tiếp cận được vốn để mở rộng sản xuất, thúc đẩy tiêu dung.

+ Kết quả kinh doanh, với các yếu tố không thuận lợi kéo dài từ nửa cuối năm 2010, kết quả kinh doanh 2010 sẽ cho thấy có những doanh nghiệp nổi trội vẫn phát triển tốt do ưu thế về vốn, thị trường cũng như khả năng nhìn xa. Ngoài ra, thảm họa sóng thần tại Nhật bản vừa qua thực sự cũng đem lại cơ hội lớn cho nhiều ngành và doanh nghiệp Việt Nam.

Rủi ro
Tăng lương vào 1/5 tới, giá điện xăng, và cả tỷ giá đều có khả năng tăng tiếp về cuối năm, khiến lạm phát vẫn có nguy cơ tăng cao, điều này làm lãi suất khó giảm, nhiều tổ chức tài chính nhận định NHNN cần tiếp tục tăng các lãi suất chủ chốt lên 14-15%/năm trong năm 2011 này, chưa tính tới yếu tố quốc tế thì TTCK khó có thể có phản ứng tích cực với các thông tin trên.

Nhận đinh 2011:
Thị trường đang trong thời kỳ suy yếu cả về thanh khoản và tâm lý đầu tư. Vn-index dù có sự hỗ trợ của vài bluechips mạnh nhưng đang dao động trong tam giác xuống, một sự thay đổi mạnh trong thời gian tới là có thể xảy ra, và khi không có sự hỗ trợ của dòng tiền và tin tức vĩ mô, thì khả năng thị trường có những phiên giảm điểm mạnh là hoàn toàn có thể. Bởi chỉ số hnx-index phản ánh trung thực xu thế thị trường cho thấy  thị trường dao động trong kênh giá xuống từ gần 1 năm nay.

Thị trường có thể hình thành đáy vào tháng 4 này, thông tin CPI tháng 4 có thể là bước ngoặt của thị trường, tức vào tuần cuối của tháng, và thời điểm đó, thị trường hoàn toàn có thể có giai đoạn tích lũy trước khi có sự hồi phục từ quý 3. Một mức lợi suất 20% có thể xem xét tính từ thời điểm cuối tháng 4 này, khi mà xác suất giảm điểm vẫn còn nhưng ở một biên độ hạn chế hơn nhiều khiến rủi ro tổng thể giảm xuống.

Sàn HO:
Mốc 420 tỏ ra là một mốc rất vững chắc, với 2 lần kiểm tra thành công năm 2010, nhiều phân tích cho rằng nếu loại bỏ ảnh hưởng của các mã lớn, thì Vn-index hiện nay đang ở khoảng 380 điểm.

Mức cắt lỗ ở nếu rơi xuống 400 điểm, xác suất lỗ 5% là 25%
Mức chốt lời ở 500 điểm với xác suất sinh lời 20% là 75%

Kết hợp các thông số trên, nếu đầu tư khi Vn-index về 420, ta có mức sinh lời bình quân là gần 14%/8 tháng

Sàn HA: Mốc 80 điểm tại sàn HA cũng tỏ ra là một mốc rất chắc chắn bởi giá cổ phiếu đã giảm rất sâu, rẻ hơn rất nhiều so với 2010 và kết hợp tính thời điểm của vĩ mô thì tỏ ra đáng tin cậy. Đáy trong vùng 80-85 điểm, tỷ lệ cắt lỗ và chốt lời giống HO.

Điều kiện cần để có một sự bứt phá, thay đổi xu thế giảm kéo dài gần 1 năm nay
+ Diễn biến chỉ số hai sàn là tương đồng nhau.
+ Khi xuất hiện những tín hiệu tích cực từ tỷ giá, lãi suất và lạm phát.
+ Khi dòng tiền được "cởi trói" hơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét