6 sự kiện nổi bật trên TTCK Việt Nam 6 tháng đầu năm (lần 2)

Những thăng trầm của TTCK 6 tháng đầu năm tiếp tục làm các nhà đầu tư từ tổ chức tới cá nhân thua lỗ nặng nề. Thị trường tiếp tục lao dốc dù tất cả đều cho rằng thị trường đã chạm đáy và rằng tin tức đã phản ánh vào giá. Cùng điểm lại 6 sự kiện kinh tế chính ảnh hưởng tới TTCK 6 tháng đầu năm 2011.
Xem phiện bản trước tại đây


6 sự kiện nổi bật trên TTCK Việt Nam 6 tháng đầu năm


1 CTCK Kim Long chấn động thị trường với phương án chuyển đổi
Trước đó thì SSI thông báo chuyển phần tự doanh về cho công ty quản lý quỹ. Nhưng thị trường đã thực sự sốc khi KLS tuyên bố chuyển đổi từ bỏ ngành nghề chứng khoán chuyển sang mô hình công ty đầu tư. Sự kiện KLS đánh dấu bước chuyển mới với toàn bộ các công ty chứng khoán trong việc tìm đường tồn tại và phát triển bền vững. Quản trị rủi ro và các nghiệp vụ khác ngoài môi giới được chú trọng hơn.

2 Giải chấp toàn thị trường cấp độ tổ chức
Nếu như các đợt suy giảm trước của thị trường do giải chấp thì chỉ cố mức độ đơn lẻ, mang tính cá nhân, thì đợt sụt giảm khủng khiếp giữa tháng 5 thực sự làm hoảng loạn toàn bộ các thành tố của TTCK, do ảnh hưởng của chinh sách, việc giải chấp mang tính toàn diện, các tổ chức đồng loạt bán ra, các CTCK cũng buộc phải bán để giảm danh mục tự doanh, nhằm nâng cao an toàn tài chính, 

3 Hàng loạt các văn bản nâng cao an toàn tài chính của các CTCK
Các quy định mới về đảm bảo an toàn tài chính tại các CTCK có hiệu lực, thông tư 226/2010, thông tư 74/2011... giúp rủi ro hoạt động giảm mạnh, đồng thời cơ chế giám sát và mức phạt cũng nâng cao. Ngoài ra, sự an toàn còn đến từ các văn bản quy định dòng tiền đến từ hệ thống NHTM, như thông tư 19 về tỷ lệ rủi ro cho chứng khoán và mới đây là dự thảo quy định NHTM chỉ được cấp tới 3% vốn tự có dành cho cổ phiếu.

4 Hoạt động của các CTCK bấp bênh
Việc CTCK SSI, lần đầu tiên trong lịch sử có kết quả kinh doanh lỗ trong quý 1.2011, cho thấy một khó khăn thực sự của các CTCK. Với 105 CTCK chia nhau một thị phần giao dịch chưa tới 2000 tỷ đồng cho cả 2 sàn, tỷ trọng giảm sút từ 45% xuống còn 32.5% GDP (2010), cho thấy tính bấp bênh của hoat động chứng khoán. Mục tiêu hàng đầu của các CTCK làm tìm được sống sót qua thời kỳ khó khăn này. Các CTCK cắt giảm mạnh chi phí, nhân sự chứng khoán trở nên dư thừa. Hoạt động mua bán sát nhập các CTCK trở nên rất sôi động.

5 Quá trình cổ phần hóa DNNN bị ảnh hưởng trong bối cảnh TTCK ảm đạm kéo dài
Trong bối cảnh vĩ mô xấu thì việc các công ty liên tục lên sàn, phát hành  thêm cổ phiếu đã khiến cung cầu cổ phiếu mất cân bằng. Hàng loạt các DNNN bị chậm tiến độ cổ phần hóa hoặc IPO không thành công như Mobifone, Vietnam airline, Vnsteel ... Việc thoái vốn nhà nước tài các DNNN cũng bị ảnh hưởng khiến hiệu quả hoạt động của các DNNN luôn kém hơn khối tư nhân.

6 Niềm tin của nhà đầu tư bị xói mòn nghiêm trọng
Sự chậm chễ của cơ quan chứng năng trong việc phát triển sản phẩm mới, tiến trình cổ phần hóa chậm chạp, các quỹ ETF tung hoàng gây méo mó chỉ số chính của TTCK, hoạt động làm giá diễn ra công khai, liên tục, hàng loạt các doanh nghiệp phát hành tăng vốn vô tội vạ gây bội thực cung cổ phiếu.... Hàng loạt các vấn để khiến các nhà đầu tư từ cá nhân và tổ chức, trong và ngoài nước, doanh nghiệp sản xuất và tổ chức tài chính mất dẫn niềm tin vào TTCK. Kênh cấp vốn quan trọng cho Doanh nghiệp có nguy cơ bị tảy chay.

6 Sự kiện kinh tế Việt Nam

1 Nỗi lo "tăng giá" tràn ngập thị trường
Có thể nói, từ "tăng giá" ngấm đến từng bữa cơm của mọi gia đình. Sự biến động phức tạp của giá cả hàng hóa thế giới và việc tăng giá hàng loạt các yếu tố đầu vào, tỷ giá, than, điện, xăng, đã làm lạm phát trong nước phi mã. Đời sống người dân lao dao, doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, ngân sách thất thu. Chính phủ vừa phải điều chỉnh chỉ tiêu lạm phát cho năm 2011 là 15% thay vì 7.5% như hồi  đầu năm. Chính sách kinh tế từ nay cho tới 2012 vẫn là ổn định vĩ mô. Một nhà làm chính sách mới đây đã ví von rằng điều hành tiền tệ hiện nay khó như đi trên dây do thắt chặt tiền tệ trong bối cảnh lãi suất ở mức cao.

2 Lãi suất cao trong thời gian dài khiến Doanh nghiệp khó khăn
Cuộc đua lãi suất huy động của các NHTM từ cuối năm 2011 cho tới nay chưa chấm dứt, cùng với việc các NHTM hạn chế các khoản vay do chính sách thắt chặt tiền tệ đã làm lãi suất đầu ra cho các Doanh nghiệp ở mức cao, lên tới 25%. Các DN không thể vay được vốn hoặc với mức lãi suất rất cao. Nhiều dự án đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản phải đình trệ và chi phí vốn tăng lên ảnh hưởng tới đầu ra của sản phẩm. Rủi ro hoạt động của Doanh nghiệp và bản thân các NHTM cũng tăng lên.

3 Chính sách bàn tay sắt của Chính phủ nhằm kiểm soát lạm phát
Tỷ giá được điều chỉnh mạnh gần 10%  và sau đó là liên tiếp các biện pháp hành chính nhằm hạn chế tình trạng đầu cơ. Chính phủ đã thực sự thay đổi cách tiếp cận khi đặt ưu tiên ổn định vĩ mô trước phát triển kinh tế. Gói giải pháp của Chính phủ từ chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa (chi tiết tại đây), mở đầu là Nghị quyết 11, đã thực sự là một bước tiến đột phá trong điều hành kinh tế.

4 Thị trường vàng, ngoại tệ lặng sóng đầu cơ
Việc chính phủ dùng biện pháp hành chính để hạn chế giao dịch vàng và ngoại tệ trên thị trường tự do đã thực sự giúp giá vàng và tỷ giá dollar trong nước ổn định hơn trước sự biến động phức tạp của giá cả thế giới. Điều đó giúp ổn dịnh giá trị VND. Chính phủ tiếp tục tìm cách huy động được nguồn vốn đánh giá là khổng lồ dưới dạng tích trữ vàng và đô trong dân chúng đưa vào sử dụng trong nền kinh tế.

5 Đường cong lãi suất phẳng lỳ, nợ xấu hệ thống ngân hàng tăng cao.
Cuộc đua lãi suất huy động của NHTM liên tục từ cuối năm 2010 tới nay do lo ngại lạm phát cao. Trước tình hình đó, NHNN ra quy đinh về trần lãi suất huy động, với cả VND và USD. Một đường cong lãi suất thẳng tuyệt đối khiến thị trường méo mó. Hơn nữa, các NHTM vẫn vô tư lách luật với mức lãi suất huy động lên tới 20% do thiếu vắng một cơ chế kiểm soát. Thêm một lần nữa khiến hệ thống ngân hàng trở nên méo mó do sự cạnh tranh không bình đẳng. Cùng với việc dùng nhiều biện pháp kỹ thuật để đưa tỷ lệ tăng trưởng tín dụng phi sản xuất về 22% cuối tháng 6 vừa qua. Sự minh bạch của hệ thống giảm. Nợ xấu ngân hàng tăng lên (13% theo Fitch và dưới 3% theo NHNN) do ảnh hưởng từ sự suy giảm của thị trường bất động sản, cùng với sự thiếu minh bạch đó sẽ trở thành một rủi ro lớn về thanh khoản trong hệ thống NHTM.

6 Con người mới-chính sách mới?
Nghị quyết 11 là nền tảng cho toàn bộ chính sách kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của sự thay đổi đội ngũ nhân sự ở cấp cao nhất, từ Đảng cho tới Chính phủ, tất cả các hoạt động sẽ "cầm chứng" cho tới khi những con người mới bắt đầu công việc của mình. Một sự thay đổi đột phá và những biện pháp quyết liệt để thực thi chỉ có thể xảy ra sau thời điểm đó.

6 Sự kiện kinh tế quốc tế.

1 Giá cả lương thực và hàng hóa tiếp tục phi mã
Giá gạo, ngô, cao su, nguyên vật liệu tiếp tục tăng cao trên toàn thế giới khiến đời sống người dân khó khăn, và sự hồi phục kinh tế trở bị cản trở. Thậm chỉ đã có những cảnh báo về một cuộc khủng hoảng lương thực trên toàn thế giới khiên hoạt động đầu cơ tích trữ các hàng hóa chiến lược như dầu vàng lại tăng lên. Tạo hiệu ứng nhập khẩu lạm phát tại những nước nhập siêu lớn như Việt Nam.

2 Nợ công Châu Âu thêm trầm trọng
Hy Lạp không có khả năng trả khoản nợ cũ khiến Châu Âu lâm vào tình thế khó xử trong việc bỏ rơi để Hy Lạp vỡ nợ hay tiếp tục cung cấp các khoản vay trong bối cảnh hiệu ứng domino lan rộng

3 Thiên tai sóng thần tại Nhật Bản
Cả nguồn cung và cầu trên toàn thế giới đảo lộn khi nền kinh tế thứ hai thế giới gặp thiên tại. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm do ảnh hưởng của thiên tai. Cùng với việc thúc đẩy giá cả hàng hóa thế giới tăng lên do việc khôi phục thảm họa.

4 Các nền kinh tế mới nổi đặc biệt là Trung Quốc là đầu tàu cho sự hồi phục kinh tế thế giới
Vai trò các nước mới nổi trở mạnh hơn khi sự hồi phục kinh tế mạnh mẽ sau khủng hoảng, đóng vai trò là đầu tàu cho sự hồi phục kinh tế toàn cầu. Việc Trung Quốc tiếp tục ủng hộ trái phiểu Mỹ, đồng ý cho Hy Lạp vay, cũng như đảm bảo về khả năng mua trái phiếu Châu Âu, đồng thời với việc đẩy mạnh đầu tư tại Châu Phi khiến ảnh hưởng của nền kinh tế thứ 3 thế giới này là không thể bàn cãi

5 Kinh tế Mỹ như dâm chận tại chỗ
Gói cứu trợ QE2 đã kết thúc mà không đem lại một kết quả khả quan như dự tính ban đầu. Fed đã phải hạ dự báo tăng trường và nâng dự báo lạm phát cho năm 2011. Kinh tế Mỹ sẽ hồi phục thế nào một khi gói cứu trợ chấm dứt làm băn khoăn các nhà chính sách. Sẽ rất nguy hiểm nếu virus nợ công lan sang cả Mỹ.

6 Đón đọc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét