Phân tích kỹ thuật và nhận định cho tuần giao dịch từ 21-03-2011


Trong tuần Hnx-index có 2 phiên đầu giảm điểm và 3 phiên tăng điểm sau đó, tăng nhẹ so với tuần trước và tạo thành cây nến tuần tích cực, thanh khoản cải thiện rõ rệt khi thứ sáu có gần 50 triệu cổ phiếu được trao tay. Đợt phục hồi này đã có những tín hiệu tích cực hơn so với các đợt trước khi dòng tiền trải đều trên toàn sàn và nhất là có những mã dẫn dắt thị trường như CTG, VCG. Chỉ báo RSI sau khi tạo đáy từ hai tuần trước tiếp tục hướng về vùng 70, chỉ báo MACD đang hồi phục về mức 0

Nhận định: chỉ số hnxindex nhiều khả năng tiếp tục đi ngang và vẫn nằm trong kênh giá xuống trung hạn, việc chốt lời cũng có thể xảy ra mạnh mẽ sau khi nhiều cổ phiếu có những phiên tăng trần liên tiếp,  hnx-index sẽ kiểm tra mốc kháng cự mạnh 97 điểm đã thất bại trong hai lần gần đây, và nếu vượt qua thành công, Hnx-index sẽ kết thúc xu thế xuống kéo dài từ giữa tháng 12/2010

Hnx-index có kháng cự ở 97 và tiếp theo ở mốc tâm lý 100 điểm và hỗ trợ ở 88 điểm


Trái ngược lại, chỉ số Vn-index có 4 phiên giảm điểm và chỉ có 1 phiên tăng điểm cuối tuần khi chạm mức hỗ trợ, giống như các tuần trước chỉ số Vnindex không phản ánh tình hình chung nhưng lần này là ngược lại, trong khi hầu hết cổ phiếu trên sàn HO tăng điểm thì chỉ số lại liên tục bị ép giảm so việc giảm sàn của các mã lớn như BVH, VIC. VPL. MSN. Đặc biệt, trong tuần, HAG bị bán rất mạnh, giảm từ 52000 đ xuống còn 44500 đ. Khối lượng giao dịch tăng liên tục trong 3 phiên gần đây.

Nhận định: Vn-index sẽ tiếp tục xu thế lên bắt đầu từ thứ sáu vừa qua, bật lên sau khi chạm đường kháng cự 455, khối lượng giao dịch tăng lên cho thấy sự tích cực của lực cầu và nếu có sự cộng hưởng của nhóm 4 cổ phiếu lớn, nhiều khả năng Vn-index sẽ có sự bật mạnh, kiểm tra luôn mức kháng cự 483 điểm.

Vn-index có kháng cự 483 và tiếp theo ở 500 điểm và hỗ trợ ở 455 và tiếp theo ở 440


Lời bình: Việc hai chỉ số diễn biến trái chiều nhau luôn đem lại rủi ro cho nhà đầu tư khi không thể xác định được xu thế chung toàn thị trường.

Sự kiện tuần qua
+ Thảm họa động đất và sóng thần tại nhật Bản, tồi tệ nhất kể từ sau thế chiến thứ 2, ngay lập tức TTCK toàn cầu chao đảo, thị trường hàng hóa lao dốc, vàng mất mốc 1400 USD/oz và dầu mất mốc 100 USD/thùng, thêm nỗi lo về rò rỉ hạt nhân, quá trình hồi phục sẽ rất tốn kém và mất nhiều thời gian, điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới đà hồi phục của kinh tế thế giới vốn đang chật vật sau khủng hoảng khi Nhật là nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới. Nhóm G7 đã lần đầu tiên can thiệp vào các thị trường tiền tệ để giúp Nhật Bản.

+ Sóng trên thị trường tiền tệ, lãi suất qua đêm liên ngân hàng có lúc trên 20%, lãi suất huy động không kỳ hạn có nơi lên tới 12%, và lãi suất có kỳ hạn ngắn được ghi nhận ở 18,5%, sau thời gian ngắn chịu ảnh hưởng từ biện pháp hành chính thì việc các NHTM phá rào lãi suất cho thấy sự thiếu thanh khoản trong hệ thống NH, sẽ có những rủi ro lớn cho rủi ro của hệ thống cho thời gian tới,

+ Động thái tái cơ cấu mạnh mẽ danh mục của khối ngoại, riêng ngày thứ sáu bán ròng là 200 tỷ đồng, nhiều nhất từ năm rưỡi trở lại đây, nâng tổng khối lượng bán ròng trong tuần 250 tỷ đồng. Ngược lại, khối ngoại tập trung mua rất mạnh hai mã CTG với 10,7 triệu đơn vị và VCG với 4,7 triệu đơn vị

Điểm nhấn tuần tới
+ Chỉ số CPI tháng 3 sẽ chính thức được công bố, dự báo 2,2%, đưa chỉ số 3 tháng lên tới hơn 6%, trong khi chỉ tiêu cả năm là 7%, điều này rõ ràng có thấy nguy cơ cực lớn của nền kinh tế Việt Nam
+ Tiếp tục các động thái thắt chặt tiền tệ của NHNN nhất là việc tăng dự trữ bắt buộc VND và USD.
+ Các vấn đề quốc tế như tình hinh về nguy cơ rò rỉ hạt nhân tại Nhật Bản và tình hình chiến tranh Libi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét