Thảm họa tại Nhật bản và ảnh hưởng tới kinh tế thế giới

Động đất và sóng thần vừa qua tại Nhật Bản có thể nói là một trong những thảm họa lớn nhất trong lịch sử, và nếu thêm nguy cơ từ các nhà máy điện hạt nhân, thì đó thực sự là thảm họa với toàn thế giới. Với vị trí là nền kinh tế lớn thứ 3 trên thế giới, thảm họa này sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới sự phục hồi của kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam
Rất có khả năng, Nhật Bản sẽ phải bán bớt các tài sản có trong kho dự trữ của mình để lấy tiền tái thiết nền kinh tế, trong đó có vàng và trái phiếu chính phủ Mỹ (hiện Nhật nắm giữ khoảng 900 tỷ trái phiếu chính phủ Mỹ)

Với vị trí là nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới, Nhật nhập khẩu nhiều hàng hóa đồng thời cũng chiếm vị trí quan trọng trong việc sản xuất các linh kiện điện tử có đòi hỏi kỹ thuật cao. Cùng với tinh thần đoàn kết, nhu cầu của người Nhật Bản không chỉ trong vùng thiên tai mà toàn nước Nhật, nhu cầu nhập khẩu sẽ giảm xuống, và khi đó, rất nhiều ngành nghề, nhiều nước vốn coi Nhật là thị trường trọng yếu sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Việt Nam thì xuất nhiều sản phẩm thủy sản sang Nhật, và ngành thủy sản vốn chiếm tỷ trọng quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu, việc này có ảnh hưởng mạnh mẽ. Ở chiều ngược lại, giá cả các sản phẩm điện tử sẽ tăng cao do Nhật không đáp ứng đủ.

Nhật Bản sẽ dồn sức và phục hồi và tái thiết nền kinh tế nội địa của mình, do đó, sẽ không còn có thể xuất tiền ra bên ngoài nhiều như trước. Nhật Bản là nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam (1,6 tỷ USD năm 2010) và nếu nguồn vốn này bị thu hẹp đột ngột sẽ ảnh hưởng lớn sự phát triển kinh tế do Việt nam có nhu cầu rất lớn về vốn để cải thiện cơ sở hạ tầng, 160 tỷ USD trong 10 năm, trong bối cảnh chính phủ đang cắt giảm chi tiêu công và nhiều nước đã thông báo giảm viện trợ cho Việt Nam  như Anh thì đây là điều đáng ngại.

Việc các nhà máy điện hạt nhân của Nhật bị tàn phá nặng nề, dẫn tới việc thiếu điện trầm trọng, ngoài ra, ngay từ bây giờ, nhiều nước trên thế giới đã ngừng các nhà máy điện hạt nhân để kiểm tra như Đức và Pháp. điều này giảm nguồn cung trên thị trường, giá điện sẽ tăng cao, và điện là đầu vào của mọi ngành, nên dẫn tới giá thành các sản phẩm cũng sẽ càng tăng cao. Điều này sẽ rất có ảnh hưởng tới Việt Nam, vốn là một nước phụ thuộc vào nguồn điện ở bên ngoài rất lớn.

Ngay sau thảm họa, TTCK trên toàn thế giới trong đó có VN đã phản ứng rất xấu, và nếu thêm nguy cơ rò rỉ phóng xạ từ các lò phản ứng hạt nhân thì sẽ là thảm họa cho toàn thế giới và TTCK sẽ có những giai đoạn vô cùng khó khăn.

Tuy nhiên, cũng giống những doanh nghiệp đã tận dụng khủng hoảng kinh tế để phát triển mạnh mẽ, thảm họa này sẽ là cơ hội cho nhiều nước, cho nhiều ngành và cho nhiều công ty, trong đó có các ngành và công ty Việt Nam. Có thể là bệ phóng đưa họ tới tầm cao mới. Nhận thấy và nắm bắt. Tác giả vui lòng được trao đổi chi tiết với những ai quan tâm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét