Diễn biến Vn-index tuần qua
Diễn biến Hnx-index tuần qua
Nhận định tuần tới:
Với các nhà đầu tư đã tăng tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu theo khuyến nghị tuần trước, cần quan sát để có thời điểm ra trạng thái thích hợp. Những nhà đầu tư thận trọng sẽ tiếp tục quan sát thị trường khi có nhưng tin tức hỗ trợ vĩ mô đã xuất hiện. Thị trường đang có những tín hiệu trái chiều, về mặt kỹ thuật, nhiều cổ phiếu xuất hiện tín hiệu phân kỳ ủng hộ cho việc gia tăng cổ phiếu, tuy nhiên khối ngoại vẫn gia tăng lực bán đặc biệt trong ngành bất động sản. Các mã đầu cơ có thể nhanh chóng đảo chiều khi dòng tiền vẫn đang khan hiếm.
Điểm nhấn tuần qua:
TTCK
i Theo báo cáo kết thúc kỳ họp quốc hội của Thủ tướng: sẽ có giải pháp tháo gỡ cho TTCK và BDS
ii Khó khăn thêm tiếp diễn với các CTCK khi thêm CTCK Tràng An(TAS) mất thanh khoản và vụ kiện CTCK Phố Wall về hoạt động cho vay ủy thác đầu tư.
iii TTCK ngóng 5 giải pháp cấp bách (chi tiết)
Kinh tế vĩ mô:
i CPI tháng 11 tăng 0.39% so với tháng trước, và tăng 17.5% từ đầu năm.
ii Theo Bộ Tài Chính, giá bán điện năm 2012 sẽ tăng không quá 15,6%
iii Vẫn còn những mâu thuẫn giữa bộ Tài chính và Công thương về kết quả hoạt động Petrolimex. Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, kết quả sau kiểm toán cho thấy Petro lãi hoạt động xăng dầu trong 3 năm liên tiếp 2008-2010.
Thị trường tiền tệ:
i NHNN bơm ròng 5 nghìn tỷ trong tuần nâng mức bơm ròng 13 nghìn tỷ kể từ đầu tháng 11. Lãi suất qua đêm liên ngân hàng bình quân ở 12.06%, 6 và 12 tháng tương ứng ở 16,12% và 20.63%. Cũng theo NHNN, nợ xấu hệ thống NH tới nay là 3,3% tổng dư nợ cho vay. Trong đó, BDS chiếm tỷ trọng 8,3%, trong đó nợ xấu chiếm 4,2% dư nợ cho vay BDS.
ii Vàng SJC sẽ đổi sang thương hiệu vàng nhà nước SBV. Theo dự thảo quản lý vàng, chỉ còn thương hiệu vàng SJC được sản xuất và mua bán, và thương hiệu này sẽ chuyển sang tên SBV khi điều kiện cho phép.
iii Thông điệp của Thông đốc NHNN về chính sách tiền tệ năm 2012 (chi tiết)
Kinh tế thế giới:
i Sự thất bại của đợt phát hành Trái phiếu chính phủ Đức cho thấy khủng hoảng đã lan tới các nước lớn như Đức.
ii Đức, Pháp khẳng định về tính độc lập của ECB trong khủng hoảng nợ công. Không can thiệp vào hoạt động của ECB và không phát hành trái phiếu chung Châu Âu.
iii Tình hình Syria thêm bất ổn khi Quốc tế đang tiến dần tới việc thiết lập vùng cấm bay, mở đường cho cuộc tấn công quân sự giống như tại Lybia hồi đầu năm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét