Báo cáo vĩ mô 10 tháng 2011 và nhận định TTCK 2012

Nhận định và chiến lược đầu tư vào thị trường chứng khoán năm 2012


Xem thêm báo cáo vĩ mô 3 tháng và 7 tháng đầu năm 2010 tại đây


I Điểm lại 2011 - Ổn định vĩ mô thay cho tăng trưởng kinh tế.

1 Kinh tế vĩ mô Việt Nam.
- GDP 9 tháng đạt 5,75%, thấp hơn so với mức 6.52% của năm 2010. Tăng trưởng tín dụng cho cả năm giảm mạnh xuống còn 12% cho cả năm 2011 từ mức 27,65% năm 2010.
- Lạm phát 10 tháng ở 17.05%, chỉ tiêu lạm phát đã liên tục được nâng từ 7% lên 18% sau hàng loạt điều chỉnh giá hàng hóa cơ bản như tỷ giá, điện, xăng.
- Tính trong 10 tháng, thâm hụt thương mại 8,4 tỷ USD, bằng 10,8% kim ngạch xuất khẩu, nếu loại trừ yếu tố vàng, con số tương ứng sẽ là 8,9 tỷ USD tức 11,7%
- FDI cả cấp mới và tăng vốn là 11,274 tỷ USD, bằng 78% so với cùng kỳ 2010, trong đó giải ngân 9,1 tỷ USD, tăng 1% so với cùng kỳ.
- Bội chi ngân sách đến 15/10 là 44,6 nghìn tỷ đồng, bằng 37% kế hoạch năm -120,6 nghìn tỷ đồng

Điểm nhấn 2011: Mục tiêu ổn định vĩ mô thay cho tăng trưởng kinh tế với 6 nhóm giải pháp tập trung vào chính sách tiền tệ và tài khóa. Do được thực hiện kiên định và xuyên suốt trong năm 2011, CPI đã giảm dần từ tháng 4 cho tới nay chứ không bị tăng trở lại như trong năm 2010

Biểu đồ CPI theo tháng trong 2 năm 2010 và 2011

2 TTCK Việt Nam
- TTCK Việt Nam 2011 chịu tác động mạnh bởi chính sách thắt chặt tiền tệ, trong bối cảnh lạm phát cao, dòng tiền tìm các kênh đầu tư khác như gửi ngân hàng, vàng, tín dụng đen. Từ đầu năm tới nay, Vn-index mất 15% ở 414 điểm, và Hnx-index tiếp tục mất hơn 40% ở 68 điểm sau khi đã mất 32% trong năm 2010.

- Thanh khoản sụt giảm mạnh: bình quân 10 tháng đầu năm chỉ còn chưa tới 30 triệu cổ phiếu được giao dịch trên mỗi sàn/ngày, so với mức 60-70 triệu cổ phiếu vào cuối năm 2010.

- Tính đến hết tháng 10, TTCK đã sụt giảm liên tục từ 2 năm nay, mức P/E bình quân thị trường chỉ ở 6-7x, thấp nhất khu vực Đông Nam Á. Nhiều mã cổ phiếu có thị giá thấp hơn giá trị số sách, nhiều Doanh nghiệp vẫn có một kết quả tốt trong tình hình khó khăn chung, tất cả đều bị cuốn vào cơn lốc giảm giá cổ phiếu do dòng tiền bị rút ra khỏi thị trường.

Đặc trưng của TTCK Việt Nam 2011: thanh khoản và điểm số liên tục sụt giảm, niềm tin nhà đầu tư giảm sút sau nhiều biến cố và xu hướng thoái vốn khỏi TTCK của các nhà đầu tư tổ chức trong nước và nước ngoài.
Điểm sáng của TTCK Việt Nam là nỗ lực làm minh bạch hóa thị trường của cơ quan quản lý.

II Nhận định 2012 – Tái cơ cấu nền kinh tế

1 Kinh tế vĩ mô
Kinh tế thế giới: các nhận định đều cho rằng năm 2012 sẽ khó khăn hơn 2011. Kinh tế thế giới diễn biến khó lường, đặc biệt là khủng hoảng nợ công và nguy cơ suy thoái kép.

Kinh tế Việt Nam: Định hướng chính sách năm 2012 tiếp tục là ổn định vĩ mô, chính sách tiền tệ tiếp tục được thắt chặt với tăng trưởng tín dụng bằng mức thực hiện năm 2011 ở 12%. Các chỉ tiêu kinh tế cho năm 2012 được xây dựng theo kịch bản kinh tế Việt Nam và thế giới còn khó khăn và tiềm ẩn nhiều bất ổn:
-       - GDP 6%; lạm phát dưới 1 con số
-       - Tổng kim ngạch xuất đạt khoảng 99,7 tỷ USD, tăng khoảng 12% so với năm 2011, nhập siêu dưới mức 16% kim ngạch xuất khẩu. Cán cân vãng lai thâm hụt gần 6 tỷ USD.
-       - Vốn đầu tư phát triển tiếp tục ở mức cao khoảng 1.090 nghìn tỷ đồng, bằng 36,9% GDP

Từ sự đồng thuận cao nhất, năm 2012 sẽ năm tái cơ cấu toàn diện nền kinh tế trên 3 lĩnh vực gồm đầu tư công, cải cách DNNN và hệ thống tài chính ngân hàng.

2 TTCK
Diễn biến TTCK trong năm 2012 có thể diễn ra theo 2 kịch bản của nền kinh tế Việt Nam:
Kịch bản 1: Kinh tế thế giới xấu hơn 2011- Hy lạp vỡ nợ, khủng hoảng Châu lan sang các nước lớn như Italy, Pháp. Thất nghiệp Mỹ tiếp tục duy trì ở mức cao trên 9%. Tăng trưởng Trung Quốc bị ảnh hưởng trước diễn biến của kinh tế thế giới. Lạm phát tăng cao và vàng hướng tới 2000 USD/ounce. Các nhận định tới hiện tại cho rằng khả năng suy thoái kinh tế lần 2 là 50%.

Trong bối cảnh đó, kinh tế Việt Nam sẽ chịu tác động mạnh mẽ, lạm phát tiếp tục tăng cao 2 con số. Thị trường bất động sản tiếp tục đóng băng gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng tài sản tại ngân hàng, hoạt động sản xuất kinh doanh đình trệ. Dòng tiền vào TTCK khan hiếm, trong điều kiện đó, TTCK có thể tiếp tục mất tới 20%-30% trong năm.

Kịch bản 2: Kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn nhưng dần thoát ra khỏi khủng hoảng. Châu Âu tìm được sự đồng thuận trong việc giải quyết khủng hoảng nợ và lạm phát tại Việt Nam được kiểm soát tốt trong 6 tháng đầu năm tạo điều kiện nâng mục tiêu GDP lên 6,5% vào cuối năm.

TTCK sẽ phản ánh trước những tín hiệu tích cực của nền kinh tế như lạm phát được kiểm soát, lãi suất giảm dần và niềm tin vào TTCK được khôi phục. thị trường ngoại hối ổn định. TTCK hấp dẫn trong năm 2012 do giá bị định giá quá thấp so với tiềm năng tăng trưởng. Tuy nhiên, áp lực thoái vốn của các DNNN và các tổ chức khiến TTCK khó có sự bứt phá mạnh, TTCK Việt Nam có thể tăng 20% trong năm về điểm số và thanh khoản.

Rủi ro và cơ hội của TTCK năm 2012
Rủi ro: i Nguy cơ suy thoái kép kinh tế thế giới.
 ii Sự không nhất quán trong điều hành chính sách ở Việt Nam và
iii Việc sắp xếp lại ngân hàng và nợ xấu gia tăng có thể dẫn tới xáo động trong hệ thống

Cơ hội: i Chu kỳ thị trường, TTCK đã giảm từ 2 năm nay, cơ hội một chu kỳ mới bắt đầu theo chu kỳ của nền kinh tế.
ii TTCK Việt Nam có mức định giá P/E ở 6x, thấp nhất khu vực Đông Nam Á và
iii Niềm tin nhà đầu tư tôt hớn sau hàng loạt động thái làm minh bạch thị trường.

Phân tích kỹ thuật 
Diễn biến chỉ số Hnx-index từ đầu 2010

+ Hnx-index từ đầu 2010 cho tới cuối năm 2011 đã trải qua 3 giai đoạn chính
- Giai đoạn 1- đi ngang kéo dài trong 6 tháng đầu năm 2010: sau thời kỳ tăng trưởng mạnh trong năm 2009
- Giai đoạn 2 - suy giảm kéo dài 1 năm từ giữa năm 2010 tới giữa năm 2011: Hnx-index mất đi 65% giá trị khi giảm từ đỉnh 189 điểm ngày 7/5 xuống mức thấp kỷ lục 66 điểm ngày 26/5.
- Giai đoạn 3 – đi ngang tích lũy kéo dài trong 6 tháng từ giữa tới cuối năm 2011.

2  kịch bản cho Hnx-index cho thời gian tới:

Kịch bản 1: Hnx-index sau thời gian đi ngang tích lũy. Ngưỡng 67 điểm trở thành một hỗ trợ cực mạnh. Hnx-index sẽ tiến về vùng 80-81 điểm và bứt phá khỏi kênh tích lũy. Quá trình để Hnx-index đi tới vùng này trong 2 kỳ trước mất khoảng 1 tháng với thanh khoản tăng vọt.
Hnx sẽ tiếp tục hướng tới vùng kháng cự là kênh Fibonacci 23,6% dài hạn ở 95 điểm trước khi đi điều chỉnh về vùng 80 điểm để cho những xu hướng tiếp theo

Kịch bản 2: Hnx-index thủng ngưỡng hỗ trợ quan trọng ở vùng 66-67 điểm, chỉ số sẽ bước vào đợt sụt giảm mới, kéo dài ít nhất 2 tháng. Với mức hỗ trợ tiếp theo ở vùng 55-56 điểm

+ Vn-index: Do Vn-index chịu tác động lớn của nhóm cổ phiếu lớn (10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất chiếm tỷ trọng 40% thị trường). Diễn biến Vn-index không phản ánh chung toàn bộ thị trường. thể hiện qua mức mất điểm của Vn-index là rất nhỏ so với Hnx-index (mất 2% so với 32% của Hnx-index trong năm 2010, và 13% so với 40% từ đầu năm 2011 cho tới nay) Việc phân tích Vn-index theo kỹ thuật có thể sẽ gặp nhiễu.

Hiện tại Vn-index đang đang dao động ở mốc Fibonacci dự phóng 23,6%, quanh vùng kháng cự 420 điểm, vốn là mốc hỗ trợ quan trọng của Vn-index 2 lần trong năm 2010. Vn-index có cơ hội hình thành mô hình vai đầu vai, với kháng cự ở 460 và tiếp theo ở 495-500 điểm. Mức hỗ trợ gần nhất của Vn-index ở 380 điểm.

Diễn biến Vn-index từ đầu năm 2011

Đồ thị so sánh biến động Vn-index (đường đậm) và Hnx-index trong 3 năm gần đây


III Chiến lược đầu tư vào TTCK 2012
1 Phân tích dòng tiền vào TTCK
Điều quan trọng nhất với TTCK là dòng tiền chảy vào thị trường thể hiện qua thanh khoản của thị trường, dòng tiền vào TTCK trong năm 2012 sẽ chịu tác động của các yếu tố:
Trong nước
-       Do tăng trưởng tín dụng bị thắt chặt chỉ bằng 2011 ở 12% nên dòng tiền vào TTCK sẽ bị thu hẹp để nhường chỗ cho hoạt động sản xuất, nông nghiệp và xuất khẩu.
-       Các DN tập trung nguồn vốn để khôi phục lại sản xuất sau thời kỳ khó khăn
-       DNNN đẩy mạnh thoái vốn đầu tư ngoài ngành. Hiện có 21/31 tập đoàn, tổng công ty nhà nước đầu tư ra ngoài ngành nghề kinh doanh chính, với tổng số vốn hơn 22.590 tỷ đồng

Dòng vốn ngoại:
-       Từ 2012 bắt đầu làn sóng đóng quỹ tại Việt Nam với khoảng 3400 tỷ đồng và khoảng 63000 tỷ đồng từ này cho tới 2016 sẽ bị rút ra khỏi TTCK Việt Nam.
-       Việc thành lập và huy động vốn của các quỹ mới là rất khó khăn.
-       Dòng vốn FII có khả năng tăng theo sự phục hồi của kinh tế thế giới.

2 Chiến lược đầu tư:
Mục tiêu 2012 là ổn định vĩ mô và 2013 sẽ là bước chuyển dần sang tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện hoàn thành kế hoạch kinh tế cho tới 2015. TTCK sẽ phản ứng tốt và và chuyển sang xu hướng mới khi có những dấu hiệu tích cực đầu tiên của nền kinh tế. Tuy nhiên, việc giải ngân cần thận trọng theo tình hình thế giới và tình hình kiểm soát lạm phát tại Việt Nam.

-       Đầu tư ngắn hạn: So sánh tương quan cung cầu trên TTCK qua phân tích dòng tiền, việc đầu tư ngắn hạn trong năm 2012 có thể mang nhiều rủi ro so với tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng. Xem phần phân tích kỹ thuật để có chiến lược phù hợp.
-       Đầu tư trung và dài hạn: Việc giải ngân có thể được thực hiện từ cuối quý 1và trong quý 2/2012 với mức phân bổ tối đa 20% vốn. Giải ngân tiếp 30% vốn vào thời điểm quý 3 và 4 khi nền kinh tế thế giới và Việt Nam có những tín hiệu khởi sắc bền vững.

3 Các ngành và mã cổ phiếu được quan tâm đầu tư trong năm 2012 như:

- Tài chính-Ngân hàng: tín dụng năm 2012 sẽ được chi tiết cho từng ngân hàng, các ngân hàng lớn về vốn và thị trường sẽ có lợi thế, nhất là trong quá trình sắp xếp lại ngân hàng và khi hoạt động Doanh nghiệp khôi phục. Các mã cố phiếu quan tâm: CTG, VCB, PVF
- Hàng tiêu dùng: những mặt hàng cơ bản ít chịu tác động của chính sách và các công ty có mức lợi suất vượt trội so với trung bình ngành như MSN, VNM
- Bất động sản: cũng là ngành còn nhiều khó khăn trong năm 2012 nhưng có thể đón đầu sự phục hồi từ thị trường BĐS từ 2013 với những Doanh nghiệp có chiến lược tốt như HAG, NTL


Việc giải ngân trong năm 2012 với chiến lược thận trọng cho mục tiêu trung và dài hạn, vào các mã có thị giá dưới giá trị sổ sách, có kết quả tốt trong điều kiện thị trường khó khăn và hoạt động tập trung vào ngành lõi, có dòng tiền chủ động ít chịu ảnh hưởng bởi thắt chặt tín dụng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét