Phân tích kỹ thuật và nhận định cho tuần từ 01/08/2011

Thanh khoản cạn kiệt, biên độ giao động nhỏ, chỉ số Vn-index liên tục đi ngang do đa số cổ phiếu giảm nhưng lại được nâng đỡ bởi các cổ phiếu có kết quả kinh doanh tốt.
Trên sàn HA, bất cứ sự hồi phục nào của chỉ số đều kéo theo lực cung tăng mạnh ngay sau đó khiến trong tất cả các phiên từ nhiều tuần nay, chỉ số lại rơi về trạng thái giảm điểm.

Diễn biến Vn-index trong tuần

Diễn biến Hnx-index trong tuần

Nhận định tuần tới:
Tuần tới, thông tư 74 chính thức đi vào hiệu lực với nhiều nội dung như mua bán cùng phiên, mở nhiều tài khoản, tuy nhiên vấn đề quan tâm nhất là cho vay ký quỹ thì lại chưa có văn bản hướng dẫn. Điều này chắc chắn sẽ gây khó cho các CTCK trong việc triển khai nghiệp vụ này một cách chính thức. Báo cáo tài chính quý 2 được công bố bởi đa số các doanh nghiệp làm ăn tốt, còn đa số khó khăn còn lại thì vẫn chưa công bố. Trong đó, vấn để nguồn vốn sản xuất kinh doanh đang sụt giảm nghiêm trọng trong bối cảnh thiếu sự hỗ trợ của hệ thống tín dụng. Nếu điều này tiếp tục xảy ra trong những tháng còn lại, theo nhiều nhà làm chính sách công bố, doanh nghiệp sẽ càng trở nên khó khăn. Không loại trừ luồng tiền đầu tư tài chính sẽ phải rút mạnh ra để trang trải chi phí hoạt động chính. Dòng tiền vào TTCK đã khó sẽ càng thêm khó.

Về phân tích kỹ thuật: Hnx-index đã mất mốc 70 và gần như chắc chắn sẽ kiểm tra lại mức hỗ trợ cũ là 67 điểm. Với rất nhiều cổ phiếu thì đã giảm sâu hơn mức đáy cũ. Trong một thị trường thiếu vắng lực cầu, việc giảm điểm là không có gì bất ngờ. Điều cần quan sát là lực cầu như thế nào trong những phiên giảm mạnh.

Khuyến nghị: Tiếp tục quan sát. Đặc biệt là đối với các mã đã công bố kết quả kinh doanh quý 2 tốt vượt lên khó khăn chung của thị trường.

Điểm nhấn tuần qua:
TTCK:
i Khối ngoại trọn tuần mua ròng FPT với gần 1,9 triệu đơn vị và STB tiếp tục là tâm điểm khi liên tục được thỏa thuận gom với số lượng lớn nhằm tránh bị thâu tóm. 
ii Đấu giá IPO petrolimex thành công ngoài dự kiến, thu được 412 tỷ đồng, nhất là trong bối cảnh TTCK ảm đạm và IPO của 2 ông lớn trước đó là tổng công ty thép và ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL đều không thành công.
iii Dragon Capital cảnh báo về nguy cơ rút các quỹ tại thời điểm đáo hạn nếu vĩ mô và TTCK không có những chuyển biến tích cực.

Kinh tế vĩ mô:
i Quốc hội lần 1 khóa XIII đã bầu xong lãnh đạo Đảng, Quốc hội và Chính phủ. Thủ tướng nêu nhiệm vụ mới cho Chính phủ giai đoạn 2011-2016 (chi tiết)
ii 1259/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch Hà Nội mở rộng tới 2030, tầm nhìn tới 2050, chưa rõ số phận của 750 dự án ngừng triển khai
iii Cơn bão số 3 cấp12 đang tiến vào miền trung. Không loại trừ giá cả tiếp tục tăng cao do ảnh hưởng của cơn bão tới nguồn cung ứng nông sản cho thời gian tới. Áp lực tăng giá tiếp tục đè nặng cuộc sống người dân.

Thị trường tiền tệ:
i Lãi suất trúng thầu trái phiếu chính phủ có xu hướng tăng lên từng đợt, ở 12,34% và 12,5% cho kỳ hạn 3 và 5 năm, mức trúng thầu chỉ đạt 22,5%
ii Fitch cho điểm B trong lần đầu tiên đánh giá về khả năng trả nợ vốn ngoại tệ dài hạn của 4 NHTM Việt Nam. Riêng về mức đánh giá chung, việc Fitch tiếp tục giữ mức D/E và E cho thấy sự quan ngại của hãng đối với thị trường ngân hàng Việt Nam, đặc biệt là vấn đề minh bạch và thanh khoản. Theo đó, áp lực tụt hạng sâu hơn có thể gia tăng đối với các ngân hàng nói trên nếu tình trạng khó khăn hiện nay kéo dài.
iii Tỷ giá USD/VND bình quân liên ngân hàng do NHNN công bố không đổi trong 17 ngày liên tục ở 20608đ và giá vàng trong nước đã vượt mốc 40 triệu đồng/lượng theo đà tăng của giá vàng thế giới, chênh lệnh giá mua và bán tiếp tục ở mức thấp 10 nghìn đồng/chỉ.

Kinh tế thế giới:
Trước nguy cơ Chính phủ vỡ nợ và bị hạ bậc tín nhiệm, 2 Đảng tại Mỹ đạt thỏa thuận thống nhất tạm thời về nâng trần nợ làm 2 giai đoạn, lần 1 nâng lên 1000 tỷ. Giá vàng đã vượt mốc 1600 USD/ounce do thị trường lo ngại về khả năng vợ nợ của Chính Phủ Mỹ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét