So với các lần điều chỉnh lần trước, kể từ năm 1993 tới nay, Việt Nam mới có lần điều chỉnh lớn tới vậy, 9,3%, vượt mạnh so với dự đoán. Điều gì đã khiến NHNN đi tới hành động này
Điểm qua những lần phá giá trong những năm gần đây
Kể từ năm 2008, thị trường ngoại hối liên tục trong vòng xoáy điều chỉnh tỷ giá
Năm 2008, một lần điều chỉnh 3% (ngày 25/12/2008)
Năm 2009, một lần điều chỉnh
Năm 2010, NHNN đã 2 lần tăng tỷ giá 3,3% (ngày 10/2/2010) và 2,09% (18/08/2010). Lần điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng lần này là mức tăng cao nhất trong lịch sử, gần với cả mức tăng của cả một năm trong những năm gần đây.
Biên độ tỷ giá áp dụng cao nhất tại NHNN là +_5% áp dụng từ ngày 24/03/2009, khi đó tỷ giá bình quân liên ngân hàng ở mức 16.980 đồng/USD. Đến ngày 25/11/2009, NHNN tuyên bố giảm biên độ tỷ giá từ +_5% xuống +_3% áp dụng từ ngày 26/11/2009. Biên độ tỷ giá này được giữ nguyên trong năm 2010 tới sáng nay được giảm xuống +_1%.
Việt Nam trong cuộc chiến tiền tệ
Trong bối cảnh các nước trên thế giới đã và đang lâm vào cuộc chiến tranh tiền tệ, dùng các biện pháp kỹ thuật để giảm giá trị đồng nội tệ, kích thích xuất khẩu, tạo việc làm. Việc NHNN điều chỉnh mạnh tay lần này, chắc chắn có mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu, giảm thâm hụt thương mại, từ đó cải thiện trạng thái dự trữ ngoại hối vốn đang rất mỏng trước áp lực về tỷ giá (chỉ còn 10 tỷ vào cuối 2010,)
Việc chạy theo tăng trưởng như vậy mâu thuẫn với mục tiêu kìm lạm phát của chính phủ, mặt khác, do 70% nguyên liệu xuất khẩu của Việt Nam đến từ nhập khẩu, dẫn tới hiện tượng nhập khẩu lạm phát cũng tăng lên
Sức ép phá giá quá lớn, và đã chịu đựng từ quá lâu
Tỷ giá biến động mạnh từ tháng 10 năm 2010, cho tới nay, tỷ giá duy trì khoảng cách so với thị trường tự do 10%, một khoảng cách quá lớn, dẫn tới thanh khoản USD của hệ thống ngân hàng rơi vào vòng nguy hiểm, tình trạng hai giá kéo dài quá lâu làm mất niềm tin vào VND, thúc đẩy người dân trú ẩn vào USD và vàng, lại càng tăng sức ép lên USD. Các doanh nghiệp và ngân hàng mất đi sự minh bạch trong hoạt động ngoại tệ. Thâm hụt thương mại thêm trầm trọng cùng dự trữ ngoại hối quá mỏng
Điều chỉnh một lần, tạo lập niềm tin
Thực sự thì việc điều chỉnh tỷ giá về sát với tỷ giá trên thị trường tự do, xóa bỏ hiện tượng hai tỷ giá. tăng cường minh bạch cho hệ thống. Việc thu hẹp biên độ lần này cho phép ngân hàng có thể điều chỉnh lại biên độ cho thời điểm từ nay tới cuối năm, và không phá giá thêm lần nữa. Tuy nhiên sức ép lên VND vẫn là rất lớn. NGoài ra, cũng còn giả thiết là chính phủ mạnh tay điều chỉnh tỷ giá lần này để tránh hiện tượng vừa phá giá, VND ngay lập tức chịu sức ép phá giá mới do mức tăng chưa tới được tỷ giá trên thị trường tự do, với việc phá giá lần này, chính phủ sẽ tập trung để giải quyết nhiều vấn đề vĩ mô còn lại như lãi suất và lạm phát, đặc biệt là áp lực tăng giá của các mặt hàng cơ bản: xăng điện và than.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét