Vậy mà có một nơi, tiền nhiều không biết làm gì, loay hoay, loay hoay tìm cách sử dụng, bạn biết ở đâu chứ?
Thực tế
+ BĐS: 70 nghìn căn hộ đang sẵn sàng để bán ở Hà Nội và Hồ Chí Minh (số liệu CBRE)
+ Xe máy, ôtô: Toyota Việt Nam 8 tháng bán được 11.000 xe, đạt 30% kế hoạch, tồn kho 3.000 xe. Honda Việt Nam 8 tháng tiêu thụ đạt 15% kế hoạch, tồn 500 ô tô và 70 nghìn xe máy.
+ Hàng tồn kho: thép 900 nghìn tấn, chỉ số hàng tồn kho tháng 8 là 39%.
Vậy là sao? Chung quy là một chữ Tiền. Tiền thiếu ở khắp nơi. Doanh nghiệp thiếu tiền cho sản xuất, người dân thiếu tiền để chi tiêu, nhà nước cũng đang thiếu tiền nặng, do ai còn sức đóng thuế bây giờ. Vậy mà lại có một nơi rất nhiều, rất dư dả tiền và thậm chí còn phải loay hoay tìm cách sử dụng nữa cơ...
Sao lại có thể ngược đời vậy nhỉ?
Hãy xem:
Tốc độ tăng trưởng huy động 8 tháng đầu năm gấp 10 lần cho vay (11,3% và 1,4%). 6 tháng đầu năm, tín dụng chỉ tăng 0,76% tức khoảng 20.000 tỷ đồng, một cón số quá nhỏ bé so tổng dư nợ 2.617.000 tỷ đồng.
NHTM đang thừa tiền, nhưng vẫn muốn nữa qua việc đẩy mạnh lãi suất huy động. Các chương trình bom tấn giảm lãi suất cho vay dường như chỉ là một bát phở đặt sau tủ kính. Lượng tiền khổng lồ tại NHTM sẽ đi đâu khi mà TTCK ảm đạm, BĐS bất động, cấm huy động và cho vay từ vàng?, doanh nghiệp thì vẫn không thể tiếp cận nguồn vốn.
Các NHTM loay hoay khi có quá nhiều tiền?
Lý do được giải thích là do nợ xấu hệ thống NHTM đang rất cao 13%. Nhiều doanh nghiệp hiện tại đang rất khát vốn ... để trả nợ ngân hàng. Các NH sợ nếu cho vay ra sẽ tiếp tục làm nợ xấu tăng cao hơn nữa. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, thay vì cho vay ra, các NH:
+ Mua trái phiếu, tín phiếu Chính phủ dù với lãi suất thấp: an toàn và có thể cầm cố khi cần.
+ Tăng cường huy động để đảm bảo thanh khoản do nợ xấu và cho các dự án sân sau của NHTM
+ Chuẩn bị nguồn tiền để sẵn sàng cung ứng vào mùa vụ cuối năm
10 năm trước Việt Nam là một trong những nước có tăng trưởng tín dụng cao nhất thế giới, có năm lên tới 32%, vốn từ tín dụng chiếm 70% tổng dư nợ, 30% còn lại từ TTCK, thì 5 năm tới sẽ thắt chặt ở khoảng 15%.
Cập nhật ngày 13/11/2012 theo trình bày của Thống đốc NHNN tại phiên chất vất ở Quốc Hội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét