Phân tích kỹ thuật và nhận định cho tuần từ 04/07/2011

Thanh khoản èo uột, tin xấu triền miên và tin tốt chỉ làm cho những hi vọng mới chớm thêm thất vọng, thị trường đang trong giai đoạn tâm lý còn rất yếu. Yếu tố duy nhất hỗ trợ cho nhà đầu tư là việc kéo NAV quý 2 đã không xảy ra. Thắt chặt tiền tệ đã bắt đầu ngấm vào nền kinh tế, hoạt động của các DN bị ảnh hưởng rõ rệt, và trong điều kiện 6 tháng tiếp theo vẫn chưa có tín hiệu nới lỏng, thì nhà đầu tư vẫn còn nhiều yếu tố để lo lắng về một thị trường không có lực cầu.


Diễn biến Vn-index trong tuần

 Diễn biến Hnx-index trong tuần


Nhận định tuần tới: Thanh khoản ngày càng sụt giảm cho thấy dòng tiền đầu cơ của con sóng cuối tháng 5 vừa qua đã rút khỏi thị trường, dự kiến thời gian tới, dòng tiền vào chứng khoán càng thêm eo hẹp do ảnh hưởng của chính sách, kết quả là người bán mất kiên nhẫn khiến thị trường tụt giảm. Việc các phiên tăng giảm liên tục xen kẽ nhau cùng với thanh khoản giảm chỉ cho thấy việc đỡ giá ngày một yếu đi. Về phân tích kỹ thuật, các chỉ báo đều cho thấy khả năng sụt giảm tiếp của chỉ số, Vn-index đã phá ngưỡng hỗ trợ 430 và sẽ tiếp tục kiểm tra mốc hỗ trợ mạnh 420. Sàn Hà nội chưa cho thấy khả năng phục hồi trong ngắn hạn và hỗ trợ của Hnx-index ở 70 và tiếp theo ở 67 điểm

Khuyến nghị: Với các nhà đầu tư theo khuyến nghị trước đó, xem xét giảm trạng thái khi cổ phiếu về đến tài khoản và dành thời gian theo dõi diễn biến giao dịch của các cổ phiếu không chịu ảnh hưởng của lãi suất đồng thời có sự tham gia của khối ngoại.

Điểm nhấn tuần qua:
TTCK:
i Theo dự thảo thông tư mới về tỷ lệ an toàn của tổ chức tín dụng, tín dụng dành cho chứng khoán có thể giảm 6 lần. Theo đó, tổng dư nợ cho cổ phiếu không quá 3% vốn tự có. Theo số liệu thống kê, vốn tự có toàn hệ thống ngân hàng là hơn 233 nghìn tỷ đổng, tín dụng chứng khoán sẽ khoảng hơn 7 nghìn tỷ đồng. So với quy định hiện nay là 20% vốn điều lệ, là khoảng gần 43 nghìn tỷ đồng (vốn điều lệ toàn hệ thống ngân hàng hiện tại khoảng gần 214 nghìn tỷ đồng)

ii Khối ngoại đã không có hành động kéo NAV cuối quý 2 như nhiều người kỳ vọng. Ngoại trừ việc khối ngoại lấp 3% room từ 46 lên 49% VNM với giá trị lên tới 750 tỷ, thì khối ngoại liên tục bán ròng cho thấy động thái tái cơ cấu danh mục, nhất là sau khi giảm tỷ trọng nắm giữ để không còn là cổ động lớn của PVX, KLS, VCG.
iii Chính phủ đã đồng ý miễn thuế chứng khoán tới hết 2012 gồm thu nhập từ cổ tức, chuyển nhượng chứng khoán.

Kính tế vĩ mô:
i Bộ xây dựng kiến nghị NHNN và Thủ tướng giải cứu thị trường bất động sản, với ý kiến không đánh đồng tất cả bất động sản đều là phi sản xuất. Tính đến đầu tháng 6, dư nợ BDS là hơn 220 nghìn tỷ, chiếm 9,4% dư nợ toàn hệ thống, giảm 6,16% so với cuối năm 2010, trong đó 77% là dư nợ trung và dài hạn (trong khi vốn huy động của TCTD chủ yếu là ngắn hạn)
ii Nới chỉ tiêu lạm phát lần thứ 2 trong vòng 1 tháng từ 15% lên 17%. Trong họp báo tháng 6, Thủ tướng chỉ rõ ổn định vĩ mô tiếp tục là ưu tiên hàng đầu 6 tháng cuối năm và cả 2012. Tính đến 20/6, tăng trưởng tín dụng là 7.13%, trong đó VND là 2,67% và ngoại tệ là 23,4%, tổng phương tiện thanh toán tăng 2,45% so với cuối năm 2010 và tăng 18,8% so với cùng kỳ năm trước.
iii Rủi ro nợ công Việt Nam tăng nhanh, theo đó, tốc độ tăng nợ công trong 3 năm qua bằng cả 7-8 năm trước đó, chi phí vay nợ ngày càng lớn với kỳ hạn ngày càng ngắn, điều giống với khủng khoảng nợ công Châu Âu. Bảo hiểm rủi ro vỡ nợ trái phiếu (CDS) tăng mạnh từ tháng 5 tới nay và xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam ở mức rất thấp sau 3 lần bị hạ điểm. Bội chi NSNN tháng 6 ước gần 7 nghìn tỷ đồng và 6 tháng khoảng gần 28 nghìn tỷ đồng, bằng 23% mức bội chi cả năm.

Thị trường tiền tệ
i Dự thảo quy định thu hẹp trạng thái ngoại tệ cuối ngày của tổ chức tín dụng từ +/-30% xuống +/-20% vốn tự có.
ii Theo NHNN, có 8 NHTM (2 tại Hà Nội và 6 tại Hồ Chí Minh) không thể giảm dư nợ phi sản xuất về 22% vào cuối tháng 6/2011. Theo Thống đốc NHNN, chỉ tạm nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với những NH vi phạm chỉ thị 01 trong tháng 7 và sẽ chỉ áp dụng tiếp nếu các NH này chưa thực hiện được yêu cầu
iii Chính phủ yêu cầu NHNN kiểm soát thị trường liên ngân hàng, qua đó ổn định thị trường tiền tệ. Hệ thống ngân hàng của Việt Nam tiềm ẩn nguy cơ bất ổn lớn khi nợ xấu tăng lên (dưới 3% theo NHNN và 13% theo  Moody).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét